Những người học tiếng Nhật để luyện thi JLPT thường hay coi nhẹ việc luyện nghe bởi họ tập trung nhiều hơn vào hai phần dễ kiếm điểm đó là phần từ vựng và đọc hiểu. Họ nói rằng việc luyện nghe mất rất nhiều thời gian, có luyện cũng không thể giỏi ngay được. Điều này cũng đúng một phần tuy nhiên lại khiến kiến thức của người học bị mất cân bằng, không tập trung nâng cao phần nghe trong tiếng Nhật.
Để bạn có phương pháp học luyện nghe hiệu quả ngay từ khi bắt đầu, trong bài viết này SOFL sẽ cùng bạn đi tìm việc về các cách luyện nghe cơ bản nhất nhé!
>> Luyện nghe tiếng Nhật sơ cấp hiệu quả
Nghe vô thức là gì, chính là bạn cứ bật tiếng Nhật để đó mà không cần biết băng đang nói gì, cũng không cần hiểu xem ý nghĩa của đoạn hội thoại trong băng là gì. Mục đích của việc nghe vô thức đó là để cho não bộ tự làm quen dần với nhịp điệu, tốc độ cũng như cách nhấn nhá chuẩn của người Nhật. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là liệu có thể luyện nghe khi mà bản thân mình không hiểu gì hay không? Tất nhiên là có thể, chỉ cần bạn biết kết hợp hai phương pháp nghe vô thức và nghe có chủ đích.
Nghe có chủ đích là gì, có nghĩa là nghe với mục đích phải hiểu được ý nghĩa của đoạn văn là gì. Trong một ngày hãy dành ra một khoảng thời gian cụ thể để luyện nghe có chủ đích và tận dụng ngay những khoảng thời gian khi đang làm việc khác để nghe vô thức. Hai phương pháp nghe này nếu được kết hợp thường xuyên liên tục chắc chắn sẽ giúp bạn nâng trình độ nghe lên đáng kể.
Dù học bất kỳ kỹ năng nào đi chăng nữa, việc duy trì luyện tập mỗi ngày quyết định tới 90% sự thành công. Không nhất thiết phải bỏ ra quá nhiều thời gian trong ngày để học, chỉ cần dành 30 phút để luyện nghe có chủ đích, duy trì việc đó trong 1 tháng, 2 tháng hay cả năm trời, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc học dồn dập sau đó lại bỏ bẵng đi không học. Chắc chắn lúc này lượng kiến thức đã học được từ trước đó đã rơi rụng gần hết và điều tất yếu là bạn sẽ phải học lại từ đầu.
Não bộ chỉ có thể ghi nhớ lâu dài một điều gì đó nếu như ngày nào bạn cũng lặp đi lặp lại việc đó. Vì vậy hãy luyện nghe mỗi ngày để kiến thức được ghi lại một cách chắc chắn. Sau này việc ôn tập sẽ rất nhàn, không cần ôn lại mỗi ngày mà chỉ cần ôn theo từng tuần, từng tháng.
Lặp lại việc nghe mỗi ngày
Trong thời gian đầu khi học tiếng Nhật sơ cấp, người học sẽ thường chỉ tập trung vào việc học bảng chữ cái tiếng Nhật cũng như học về ngữ pháp, từ vựng mà không để ý gì đến việc luyện nghe, tới khi học lên tới trình độ N3 mới bắt đầu để ý tới rèn luyện kỹ năng nghe. Điều này là hoàn toàn sai lầm, chính vì vậy, kỹ năng nghe nói cần phải rèn luyện ngay từ thời gian đầu khi mới bắt đầu học ở trình độ sơ cấp. Đây cũng là cách học hiệu quả để nhớ từ mới và các cấu trúc ngữ pháp một cách lâu hơn.
Từ kinh nghiệm của những người đi trước để lại, thời gian để bắt đầu luyện nghe thích hợp nhất đó là ở giai đoạn bạn đang học N4, N5 bởi lẽ khi học tới trình độ tiếng Nhật cao hơn như trình độ N2, N1 bạn sẽ phải đau đầu trong đống kiến thức về chữ Hán cùng các bài luyện văn dài ngoẵng, không hề có nhiều thời gian để luyện nghe nói. Vì thế cách học hiệu quả nhất là học nghe ngay khi còn ở trình độ cơ bản.
Việc kết hợp giữa luyện nghe nói với ghi chép là một phương pháp học khá hiệu quả giúp bạn có thể tăng khả năng ghi nhớ các cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật, từ vựng cũng như cách diễn tả cảm xúc của người Nhật, từ đó các phản xạ tự nhiên với tiếng Nhật cũng tự hình thành.
Trong lúc luyện nghe hãy cố gắng ghi chép lại những mẫu câu đặc biệt, những cụm từ mới gặp hay các cấu trúc ngữ pháp mới vào sổ tay để có thể tìm hiểu kỹ hơn và ghi nhớ lâu hơn. Việc ghi chép lại thường xuyên cũng là cách để luyện tiếng Nhật giao tiếp cho bạn. Từ những thứ đã ghi chép lại được, bạn có thể tự tạo ra các đoạn hội thoại và học một mình. Nghe có vẻ ngớ ngẩn khi tự ngồi lẩm nhẩm một mình nhưng đây thực sự là một phương pháp hiệu quả.
Khi học tiếng Nhật đừng bao giờ học riêng lẻ các kỹ năng bởi chúng luôn có mối liên hệ và bổ trợ cho nhau.
Khi nhắc tới các kỹ năng trong tiếng Nhật người ta thường nói 4 kỹ năng nghe nói đọc viết chữ không phải là đọc nghe nói viết hay nghe viết nói đọc bởi vì các kỹ năng nghe và nói luôn luôn đi kèm với nhau và tương tự đọc viết sẽ là một cặp. Khi nghe nhiều rồi bạn có thể bắt chước lại được theo cách nói, việc nói lại nhiều sẽ giúp bạn có thể nhớ rõ câu nói đó có ý nghĩa gì, sử dụng được trong ngữ cảnh nào. Việc luyện tập nghe nói song song với nhau sẽ tạo được phản xạ cho não bộ, nhanh nhạy hơn trong việc nắm bắt nghĩa của từ.
Kết hợp luyện nghe nói tiếng Nhật song song với nhau
Với trình độ tiếng Nhật cơ bản ở N4, N5 bạn hãy sử dụng cách học như sau: bật file nghe lặp đi lặp lại nhiều lần mà không nhìn vào sách. Trong thời gian đầu khi chưa quen, bạn có thể nhìn vào sách để luyện đọc từng câu trước sau đó bật băng nói và cố gắng bắt chước lại theo đúng tốc độ nói trong băng mà không nhìn vào sách. Sau khi đã nghe nhuần nhuyễn hơn hãy tự mình kể lại đoạn hội thoại sau khi nghe băng.
Với mỗi một bài nghe trong sách hãy nghe đi nghe lại thật nhiều lần, nghe vẫn chưa hiểu thì nhìn lại trong sách và ghi lại những phần nghe không ra, sử dụng từ điển tra xem những cụm từ đó có ý nghĩa gì, sử dụng ngữ pháp ra sao,... Hãy áp dụng cách này từ trình độ cơ bản cho tới khi lên tận trình độ N2, N1 nhé!
Trên đây là kinh nghiệm luyện nghe tiếng Nhật giao tiếp cơ bản hiệu quả của SOFL, còn kinh nghiệm của bạn là gì? Hãy chia sẻ dưới đây để chúng mình cùng trao đổi và tìm ra phương pháp học hiệu quả nhất nhé!