Tiếng Nhật là một ngôn ngữ : Chủ từ - Tân ngữ - Động từ. Như vậy, trong 1 câu thông thường, Chủ từ đứng trước, kế đến là Tân ngữ rồi cuối cùng là Động từ.
Một quy luật đơn giản của ngữ pháp tiếng Nhật về trợ từ, nhưng nếu phát biểu thành một quy luật và hiểu nó thì sẽ giúp các bạn tránh được những lỗi về ngữ pháp khi viết Sakubun. Đó là chỉ một trợ từ を -wo xác định tân ngữ trực tiếp cho một động từ.
Trong tiếng Nhật có một khái niệm về “danh động từ”.
ví dụ như: べんきょう/ 勉強 (học), でんわ/電話 (điện thoại), けんきゅう/ 研究 (nghiên cứu), ちょうさ/ 調査 (điều tra)… đây là những từ dùng để diễn tả hành động, nhưng chúng cũng có thể được sử dụng như một danh từ hoặc động từ.
Tôi học
勉強します - Sử dụng như một động từ
勉強をします - Sử dụng như một danh từ
Hai câu trên đều có cùng một nghĩa, dù khác nhau về ngữ pháp nhưng đều không hề sai ngữ pháp. Nhưng chính quy luật trợ từ wo chỉ xác định tân ngữ cho một động từ, vì vậy nó sẽ chi phối cách diễn đạt của bạn, nếu như bạn muốn nói “Tôi học tiếng Nhật” thì sẽ sử dụng cách nào trong 2 cách dưới đây.
Tôi học tiếng Nhật
日本語を勉強します。
日本語を勉強をします。
Từ quy luật đó thì bạn không thể nói bằng cách thứ 2, cách diễn đạt đúng phải là cách thứ nhất. Chỉ duy nhất một trợ từ -wo cho động từ -benkyoushimasu mà thôi, bạn buộc phải dùng benkyou như một động từ.
Tương tự, chúng ta cũng có lựa chọn khác cho cách diễn đạt trên, miễn là không vi phạm quy luật, đó là bạn vẫn có thể sử dụng -shimasu như một động từ riêng, và benkyo sẽ trở thành danh từ bằng cách nói:
Tôi học tiếng Nhật
日本語の勉強をします。
Trợ từ -no tham gia vào để biến bộ phận phía trước -wo thành một cụm danh từ có nghĩa.
Trong thực tế, bạn sẽ gặp những mệnh đề phức tạp hơn khi diễn đạt, nhưng vẫn phải đảm bảo quy luật trên, ví dụ:
Bạn có biết người học piano không?
ピアノを勉強した人を知っていますか
Ví dụ trên xuất hiện 2 trợ từ -wo, nhưng lại không hề sai quy luật, nó chỉ phức tạp hơn một chút mà thôi. Bởi trợ từ -wo thứ nhất xác định “ピアノ” là tân ngữ trực tiếp cho động từ “勉強した”, còn trợ từ -wo thứ 2 xác định toàn bộ mệnh đề phía trước là tân ngữ trực tiếp cho động từ “知っている”.
Nói rộng hơn, nếu như trong một câu có đến 2 động từ giống nhau (một động từ được sử dụng 2 lần) thì chúng ta phải lược bỏ đi một cái.
Giả sử, với một câu tiếng Việt như sau:
“Anh ấy học tiếng Hàn, còn tôi học tiếng Trung”
Như đã thấy, tiếng Việt đòi hỏi tới 2 động từ “học” để diễn đạt câu trên, vì có 2 tân ngữ trực tiếp cho động từ (tiếng Hàn và tiếng Trung). Nhưng trong tiếng Nhật, bạn có thể diễn đạt với một động từ nhưng với 2 trợ từ -wo
Anh ấy học tiếng Hàn, tôi học tiếng Trung
彼は韓国語 (かんこくご) を、私は中国語 (ちゅうごくご) を、勉強します。
Vậy thì quy luật ở trên có sai không? vì có hai trợ từ -wo cho một động từ benkyou. Thực ra là không hề sai nhé. Vì xét về bản chất thì ở đây có 2 động từ “benkyou”, chẳng qua nó đã được rút gọn lại thành một mà thôi.
Nghe có vẻ hơi rối và phức tạp phải không, tuy nhiên lại vô cùng hữu ích giúp bạn hoàn thiện một câu tiếng Nhật thông thường, biết xác định được tân ngữ trong câu. Trung tâm Nhật ngữ SOFL chúc bạn học tập tốt!