Nội dung bài viết

[NGỮ PHÁP N3] – Bài 12 giáo trình Shinkanzen : 敬語(けいご)

Ngữ pháp bài 12 giáo trình Shinkanzen Master chúng ta sẽ học về Kính ngữ(Tôn kính ngữ) ở trong tiếng Nhật. Đây được coi là phần tương đối khó. Hãy cùng SOFL học và ôn lại một số kiến thức về Kính ngữ thông qua bài 13 này nhé!

Trước khi đi vào bài học chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm kính ngữ:

Kính ngữ là gì?

Kính ngữ là cách sử dụng những từ ngữ, biểu hiện đặc biệt để thể hiện sự tôn trọng với đối phương, nhất là khi đối phương là người trên(về tuổi tác, địa vị,..) so với mình

Tại sao cần sử dụng kính ngữ?

ở các nước phương Đông nói chung và Nhật Bản nói riêng thì các mối quan hệ xếp trên – dưới, thân – sơ, trong – ngoài(những người giao tiếp có phải trong một gia đình, tổ chức hay không…) đều được xem trọng, tùy vào từng trường hợp đó, kính ngữ được sử dụng để thể hiện sự kính trọng đối với người nghe.

Về bản chất, kính ngữ của tiếng Nhật cũng giống một số cách nói của tiếng Việt ví dụ như nói với người trên, thường phải thêm những từ “dạ”, “vâng” ở đầu câu, “ạ” vào cuối câu, ngay cả cách dùng từ cũng phải chú ý. Đối với bạn bè, ta có thể nói trống không “Đi đâu đấy” chứ không thể nào nói như vậy với Sếp(Cấp trên) sắp ra ngoài, mà sẽ phải là “Anh/Chị đi đâu đấy ạ?”.

Việc sử dụng kính ngữ ngữ đối với người Nhật cũng tương đối khó. Vì vậy nhiều người học tiếng Nhật có xu hướng bỏ qua phần này. Tuy nhiên, xét trong hoàn cảnh giao tiếp, thì việc biết và có thể sử dụng kính ngữ là điều vô cùng cần thiết.

Khi nào nên dùng kính ngữ?

- Tại các sự kiện quan trọng như hội nghị cấp cao, đặc biệt những người muốn làm nghề thông dịch cần thành thạo kính ngữ,…

- Tại các ngành nghề phục vụ như nhà hàng, khách sạn thì việc nhân viên phải dùng kính ngữ với khách hàng là điều tất yếu.

- Cấp dưới nói chuyện với cấp trên, hiện nay nhiều trường hợp chỉ cần dùng thể lịch sự là đủ

Tuy nhiên khi nói chuyện về cấp trên với người ngoài(nói chuyện với người công ty khác) thì không được dùng kính ngữ.

- Nói chuyện với người mới quen, đặc biệt người mới quen lớn tuổi và có địa vị cao hơn

Các loại kính ngữ trong tiếng Nhật

- Tôn kính ngữ

- Khiêm nhường ngữ

- Lịch sự ngữ

Xem thêm >> Cách sử dụng các loại kính ngữ trong tiếng Nhật

Dấu hiệu nhận biết kính ngữ trong tiếng Nhật

-  Hay dùng danh từ + になります để thay động từ

- Hay có các kính ngữ お/ご trước danh từ.

Những kính ngữ  hay sử dụng trong giao tiếp thông thường

尊敬語(そんけいご) (目上の人の行為を言う)

→ Từ chỉ sự tôn trọng(dùng nói với người bề trên)

先生 Thầy giáo

ふつうの言い方
Cách nói thông thường

今日は何時ごろお帰りになりますか。
Hôm nay thầy giáo đi về lúc mấy giờ ạ?
何年に大学をご卒業(そつぎょう)になったのですか。
Thầy tốt nghiệp Đại Học năm nào đấy ạ?
明日の会議には出席(しゅっせき)されますか。
Thầy có tham dự Hội nghị ngày mai không ạ?

(一般(いっぱん)の動詞(どうし)文(ぶん))

こちらにお名前をお書きください。
Thầy viết tên vào đây ạ.
ぜひご連絡ください。
Mong thầy liên lạc ạ.

~てください

研究会の会長でいらっしゃいます。
Là Chủ tịch của Hội nghiên cứu.
お元気でいらっしゃるそうです。
Có vẻ mạnh khỏe.

~だ

京都に住んでいらっしゃいます。
Đang sống ở Kyoto
何をお探(さが)しですか。
Đang tìm cái gì vậy ạ?
新エネルギーを研究しておいでになります。
Đang nghiên cứu về năng lượng mới.

~ている

推薦書(すいせんしょ)を書いてくださいました。
Thầy đã viết thư tiến cử cho tôi.

~てくれる

いつわたしの国へいらっしゃいましたか。
Lúc nào thì đến đất nước tôi?いつわたしの国へおいでになりますか。
Lúc nào thì đến đất nước tôi?
さきほど見えましたよ。
Lúc nãy vừa nhìn thấy

来る

来月アメリカへいらっしゃいます。
Tháng sau đi Mỹ
来月アメリカへおいでになるようです。
Tháng sau đi Mỹ

行く

今晩はお宅(たく)にいらっしゃるでしょうか。
Tối nay ở nhà phải không ạ?
今晩はお宅(たく)においでになりますか。
Tối nay ở nhà phải không ạ?

いる

ゴルフをなさいますか。
Có chơi Golf không ạ?

する

この雑誌(ざっし)をごらんになりますか。
Có xem tạp nhí này không ạ?

見る

和食を召し上(めしあ)がります。お酒も召し上がります。
Ăn đồ ăn Nhật. Uống rượu nữa.

食べる・飲む

お名前は何とおっしゃいますか。
Tên thầy là gì ạ?

言う

あの方をご存じ(ぞんじ)ですか。
Thầy có biết người đó không ạ?

知っている

謙譲語(けんじょうご)1 (目上の人に関係のある、自分の行為を言う)

→ Kính ngữ dùng để diễn tả hành vi của bản thân nói chuyện với người có quan hệ bề trên.

(わたしは)

ふつうの言い方

(先生の)ご本をお借りします。(先生を)海上へご案内(あんない)します。
Mượn sách của thầy. Hướng dẫn thầy đi đường thủy
完成品(かんせいひん)はまだ(先生に)お見せできません。
Sản phẩm hoàn thành chưa cho thầy xem

(一般(いっぱん)の動詞(どうし)文(ぶん))
(可能(かのう)の動詞(どうし)文(ぶん))
Động từ thường

(先生の写真を)ちょっと拝見(はいけん)します。
Nhìn một chút tấm ảnh của thầy

見る

(先生に)お礼を申し上げます。
Nói lời cảm ơn với thầy

言う

(先生に)ちょっと伺いますが・・・。
Muốn hỏi thầy chút xíu ạ…

聞く

あした3時に(先生の)お宅に伺います。
Ngày mai lúc 3 giờ đến nhà thầy

訪(たず)ねる

あした3時に(先生に)お目にかかります
Ngày mai lúc 3 giờ gặp thầy

会う

(先生に)本をさしあげます。
Tặng thầy quyển sách

あげる

敬譲語2 (自分の行為をていねいに言う)

→ Kính ngữ lịch sự diễn tả hành động của bản thân.

わたしは)

ふつうの言い方

あした3時に参ります。
Lúc 3 giờ ngày mai tôi đến / về

来る・行く

夜は家におります。
Tối có mặt ở nhà

いる

片付(かたづ)けは後でわたしがいたします
Dọn dẹp thì để sau tôi làm ạ.

する

刺身(さしみ)も日本酒もいただきます
Thưởng thức sashimi và rượu Nhật

食べる・飲む

山中と申します
Tôi tên là Yamada

言う

行き先はよく存じております。
Tôi biết rõ nơi cần đến mà.

知っている

いくつか方法があると存じます
Tôi biết một vài phương pháp

思う

丁寧語 (自分や相手に関係なく、ものごとをていねいに言う)

→ Đây là cách nói lịch sự không liên quan tới người đối thoại và bản thân mình


ふつうの言い方

 

これは新製品でございます。
Đây là sản phẩm mới ạ.

~だ

パソコン用品は3階にございます。
Sản phẩm dành cho máy tính ở tầng 3 ạ.

ある

 

 

 


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT