Nội dung bài viết

Ý nghĩa chiếu Tatami trong Văn hóa Nhật Bản

Chiếu Tatami 畳 dùng để lát mặt sàn truyền thống của Nhật Bản, được xem như một trong những nét Văn hóa đặc sắc riêng thuộc về người Nhật.

 

>>> Phong tục uống rượu Sake của người Nhật bắt nguồn từ đâu?

 

Lịch sử Tatami

Chiếu Tatami trong văn hóa Nhật Bản

Lịch sử chiếu Tatami Nhật Bản

Tatami lâu đời nhất hiện nay còn được bảo quản trong bảo tàng Shosoin của chùa Todaiji - tỉnh Nara có từ những ngày nửa sau của Thế kỷ thứ VIII. Có nguồn gốc từ “Tatamu” nghĩa là gấp, xếp ⇒ chỉ những vật mỏng dùng để trải có thể xếp lại được. 

Thời đại Heian (794 - 1185) Tatami chỉ được các tầng lớp quý tộc sử dụng trải trên mặt sàn gỗ lúc cần thiết hoặc làm đệm, giường ngủ.

Từ Thế kỷ XII đến XVI, Tatami được dùng làm thảm trải cả căn phòng như ta thấy hiện nay. Phòng lót Tatami dùng để tổ chức các nghi lễ quan trọng như Trà đạo.

Nửa cuối thời Edo (1603 - 1868) Tatami được tầng lớp người dân đô thị sử dụng rộng rãi.

Đến thời Meiji (1868 - 1912) chiếu Tatami đã được phổ biến đến tầng lớp nông thôn, dần trở thành biểu tượng văn hóa của Quốc gia Nhật Bản.

 

Nghi thức Tatami - Không giẫm chân lên thềm cửa

Người Nhật quan niệm rằng, phòng chiếu Tatami là một không gian trang trọng, thanh tịnh, riêng biệt. Khi bước vào gian phòng này, cần tuân thủ quy tắc đầu tiên: Tuyệt đối không giẫm chân lên thềm cửa (Khe rãnh trượt cửa ngăn giữa các phòng).

Nếu không chú ý mà vi phạm, bạn sẽ bị đánh giá là không tôn trọng sự tôn nghiêm của không gian, của gia chủ.

Có một truyền thuyết được lưu lại đó là, thời kỳ hỗn loạn, các Ninja sẽ ẩn mình dưới sàn gỗ của ngôi nhà. Khi có ai đó giẫm lên thềm cửa che khuất ánh sáng rọi xuống, họ biết đã có người bước vào và dùng cơ hội tấn công.

Chính vì thế người ta bước vào phòng sẽ tránh thềm cửa vì mục đích an toàn, thói quen ấy lưu giữ cho đến tận ngày nay.

Giải thích một cách khoa học hơn, nếu bạn giẫm lên thềm cửa thường xuyên thì sẽ làm cong, vênh đường rãnh, ảnh hưởng đến việc đóng - mở cửa của gia chủ.

Dù là nguyên nhân gì thì các bạn cũng nhớ rõ nguyên tắc không được giẫm chân lên thềm cửa trước khi bước vào các căn phòng Tatami của Nhật nhé.

Và khi ngồi trên Tatami, bạn bắt buộc phải ngồi kiểu quỳ gối hoặc bắt chéo chân. Seiza là kiểu ngồi chính xác nhất, bạn quỳ gối và ngồi lên chân mình, lòng bàn chân hướng về phía sau.

 

Đặc điểm của chiếu Tatami

Chiếu Tatami gồm có 3 phần: Lõi chiếu - 畳床, bao chiếu - 畳表 và viền chiếu 縁. Tùy theo yêu cầu của từng địa phương mà có kích thước khác nhau. Ví dụ chiếu của Kyoto dài 1.910m, rộng 0.955m ⇒ Khi xếp chiếu Tatami, dựa vào số lượng chiếu được trải ta có thể dễ dàng ước lượng được diện tích trong phòng. 

Lõi chiếu Tatami thường rất dày dùng rơm khô đan ép chặt với nhau, lớp ngoài được làm từ cỏ Igusa tạo ra cảm giác êm ái, đàn hồi.

Viền Tatami được bọc bằng vải dệt trơn hoặc nổi vân, màu sắc chủ yếu là xanh lá cây. 

Tatami cũng được biết đến với khả năng cách nhiệt tốt, không dễ cháy. 

Chiếu Tatami có liên quan chặt chẽ với nghi thức tín ngưỡng và các hoạt động văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Các bạn hãy tới Nhật để cảm nhận rõ nét hơn điều đặc biệt này nhé.

 


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT