Nếu như Hàn Quốc có rượu Soju nổi tiếng thì tại Nhật Bản rượu Sake lại là loại rượu đặc trưng và được nhiều người yêu thích nhất. Sake là loại rượu làm từ gạo mà người Nhật gọi là Nihonshu. Thực ra trong tiếng Nhật, Sake chỉ chung cho mọi loại rượu, rượu nặng hay nhẹ, vang, whisky hay Gin.
Rượu Sake Nhật Bản
Không giống rượu vang được sản xuất bằng cách lên men đường có trong trái cây, Sake được sản xuất như quá trình sản xuất bia, khi tinh bột được biến đổi thành đường trước khi lên men thành rượu. Tại Nhật Bản, rượu Sake thường được người dân thưởng thức khi có những lễ hội đặc biệt. Rượu được đựng trong một chai sứ gọi là Tokkri và được rót ra chén nhỏ gọi là Sakazuki để uống. Theo phong cách truyền thống, người ta sẽ dùng một chén nhỏ bằng gỗ có hình dạng một chiếc hộp hình vuông gọi là Masu. Ngoài ra người ta có thể dùng ly thuỷ tinh để uống Sake.
Không rõ Sake có nguồn gốc từ nơi đâu và từ lúc nào. Tài liệu sớm nhất đề cập đến việc Nhật Bản có rượu là Đông Di Truyện của Trung Quốc viết vào thời Tam quốc – viết vào thế kỷ thứ 3, kể về chuyện người Nhật có phong tục uống rượu và khiêu vũ. Tuy nhiên rượu này làm từ gì và phương pháp nấu rượu thì không nói rõ. Đến năm 712, nước uống có cồn được nhắc đến nhiều lần trong cuốn Kojiki, lịch sử viết tay đầu tiên của Nhật Bản. Cuốn Bamforth (2005) đã nói đến nguồn gốc thật sự của Sake là vào thời kỳ Nara (710 – 794).
Sake có hai loại, nếu nhãn rượu có ghi Junmai thì đó là loại rượu Sake chỉ sản xuất từ gạo, nước và nấm Koji. Nếu nhãn rượu không ghi Junmai thì rượu còn được bổ sung vi lượng rượu để tạo độ cay và hương vị. Cả hai loại đều rất ngon.
Để tạo ra được một chai rượu Sake ngon, điều đầu tiên cần quan tâm là nước. Nước tinh khiết chiếm 80% rượu Sake thành phẩm. Hầu hết nước được lấy từ sông, suối, hồ thượng nguồn và phải đảm bảo độ tinh khiết cũng như thành phần hoá học để hỗ trợ quá trình nấu và bảo quản rượu Sake. Thứ hai là gạo. Gạo sản xuất Sake gọi là Shuzo Kotekimai hay Sakamai, là loại gạo trồng chỉ chuyên dùng sản xuất rượu Sake. Gạo Sake ăn không ngon như gạo thường nhưng lại nấu rượu rất ngon. Gạo Sake có đặc điểm là nhiều tinh bột hơn, ít chất đạm và chất béo hơn. Lựa chọn gạo Sake cũng cần sự cẩn thận và kỹ lưỡng. Cần chọn gạo càng dẻo và mềm để nấm Koji có thể chuyển hoá dễ dàng tinh bột thành đường và chuẩn bị cho quá trình lên men sau này.
Rượu Sake có thể uống khi nóng hay nguội tuỳ vào mùa và theo loại rượu Sake. Người ta thường nghĩ rượu Sake phải uống nóng, nhưng thực ra người Nhật chỉ hay uống Sake nóng vào mùa đông. Để hâm nóng Sake, người chuyển rượu sang các chai gốm rồi ngâm trong nước sôi.
Thưởng thức rượu sake nhật bản
Rượu Sake Nhật Bản có một vị ngon và hương thơm đặc biệt được rất nhiều người yêu thích. Không chỉ ngon mà còn có rất nhiều lợi ích như phòng chống ung thư, tốt cho tiêu hoá, làm da đẹp, giảm đau đầu… Nếu là người yêu thích rượu, nhất định phải thử uống rượu Sake một lần.
Để có thể tìm hiểu về văn hóa và phong tục của người Nhật Bản thì việc học tiếng Nhật là rất cần thiết. Nếu bạn đang có ý định học tiếng Nhật thì hãy tham khảo ngay lớp học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu của trung tâm Nhật ngữ SOFL để có thể đọc hiểu và giao tiếp tiếng Nhật một cách thành thạo nhất chỉ trong thời gian ngắn nhé!