Trên thực tế hiện nay có nhiều người mặc dù đã học tiếng Nhật cơ bản rất lâu tuy nhiên vẫn chưa thể giao tiếp thành thạo. Nguyên nhân là do các bạn đã mắc phải một số sai lầm trong suốt quá trình học. Nếu không phát hiện ra sai lầm ngay từ đầu và tìm cách khắc phục sẽ dẫn tới việc học tiếng Nhật lâu mà không mang lại hiệu quả. Trong bài viết này hãy cùng SOFL tìm hiểu những lỗi sai cơ bản này nhé!
Hầu hết mọi người ngay khi tìm hiểu về tiếng Nhật đều thấy sợ khi học bảng chữ cái Kanji bởi chúng rất khó, rất phức tạp. Bạn thấy vô cùng khó khăn và mệt mỏi vì chữ Kanji không chỉ khó viết, khó nhớ mà việc đọc hiểu cũng không hề đơn giản.
Chưa kể chữ Kanji có rất nhiều yếu tố bạn phải nhớ như: thứ tự nét viết, cách sử dụng, các loại âm, bộ thủ, các ví dụ minh họa,... mỗi yếu tố đều cần rất nhiều thời gian và công sức để ghi nhớ. Vì vậy có không ít bạn bỏ cuộc ngay từ lúc này.
Tuy nhiên bạn biết không, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Nếu bạn bắt đầu học từ trình độ tiếng Nhật trung cấp trở lên bạn sẽ thấy việc các câu có chứa nhiều chữ Kanji lại là một điều rất đáng mừng vì bạn có thể đọc dịch nhanh hơn rất nhiều.
Không giống như khi đọc chữ Katakana bạn không biết phải ngắt nghỉ ở chỗ nào, chữ Kanji thì khác, sự xuất hiện của Kanji giúp bạn nhận ra rõ ràng các danh từ, động từ, trợ từ, giúp văn bản được rút gọn đơn giản hơn và dễ dịch hơn.
Nếu không thể vượt qua nỗi sợ Kanji bạn sẽ không thể nào học tiếp tiếng Nhật vì vậy đã quyết định học tiếng Nhật nhất định là phải nhớ chữ Kanji.
Bảng chữ cái Kanji
Lỗi này thường hay gặp phải ở những bạn học tiếng Nhật cơ bản mà không được tiếp xúc và thường xuyên giao tiếp với người Nhật. Những người Việt khi học tiếng Nhật đều cho rằng trợ từ có thể coi như một chỗ ngắt trong câu và cần phải nhấn mạnh vào nó. Tuy nhiên điều này khiến cho việc phát âm trở nên rất thiếu tự nhiên.
Mặc dù trong các sách giáo trình đều không có sách nào dạy người học phải nhấn vào trợ từ khi phát âm tuy nhiên hầu hết mọi người đều tự động thêm thanh sắc cho các trợ từ e, ni, ga và điều tất yếu khi nói ra các từ này sẽ trở thành ế, ní, gá. Việc nhấn vào trợ từ đôi khi còn có thể khiến bạn bị hiểu lầm, hiểu sai ý khi giao tiếp với người Nhật. Chính vì vậy hãy bỏ ngay thói quen này, cố gắng trò chuyện và lắng nghe người Nhật nói chuyện để học theo đúng chuẩn giọng điệu của họ.
Trong thời gian đầu khi bắt đầu học tiếng Nhật, đa phần người học đều hoàn toàn không biết tới Akusento, không biết Akusento là gì, áp dụng ra sao, chỉ biết bắt chước hoàn toàn theo giọng điệu, cách đọc của giảng viên. Đến khi được các giáo viên Nhật Bản dạy về Akusento mới biết Akusento là cách nhấn trọng âm và phát hiện ra từ trước đến nay mình hoàn toàn không hề để ý gì đến nó.
Bạn nên tìm mua quyển từ điển chuyên về trọng âm. Các bạn có thể tìm kiếm trang từ điển trọng âm trực tuyến do trường đại học Tokyo Nhật Bản lập ra để hỗ trợ những người học tiếng Nhật. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những phần trọng âm trong giáo trình Minna và một số giáo trình khác từ đó luyện trọng âm sao cho hiệu quả nhất.
Một trong nguyên nhân giao tiếp tiếng Nhật thất bại là không thường xuyên luyện nghe
Có nhiều bạn học viên khi mới bắt đầu nghe tiếng Nhật đều nói rằng người Nhật nói quá nhanh, các bạn không thể nào nghe kịp để hiểu được ý nghĩa và cảm thấy rất nản. Theo các nghiên cứu, để giải mã được các âm thanh xa lạ không phải tiếng mẹ đẻ quen thuộc, bộ não của chúng ta sẽ cần làm quen trước vì thế cứ luyện nghe thật nhiều nhé. Những âm thanh sẽ được não bộ ghi nhớ dần dần, kết hợp với việc bạn học về từ vựng, ngữ pháp cấu trúc câu,... tiếng Nhật sẽ dần trở nên rõ ràng hơn khi nghe.
Thời gian đầu bạn cứ nghe những đoạn hội thoại đơn giản trước, để não bộ làm quen dần. Nên có một kế hoạch luyện nghe cụ thể, tập trung vào một loại giáo trình, bạn có thể tham khảo giáo trình Mainichi Kikitori nhé.
Trong những người học tiếng Nhật thì có một số lượng không nhỏ chỉ học để thi lấy bằng JLPT. Bạn cần phải phân biệt rõ giữa học tiếng Nhật chỉ để lấy bằng và việc học để bạn có thể hiểu và sử dụng tốt nó là hai việc hoàn toàn khác nhau.
Phần lớn các trung tâm đào tạo tiếng Nhật hiện nay đều hướng người học tới việc đạt bằng JLPT N1, N2,... chứ không để ý tới việc làm sao để người học có thể thực sự hiểu và khám phá theo đúng bản chất của nó.
Lời khuyên dành cho các bạn là hãy chọn một khóa học tiếng Nhật sơ cấp trước sau đó mới bắt đầu ôn luyện thi JLPT khi đã có kiến thức chắc chắn. Đừng để bằng cấp khiến bạn phải đi sai đường.
Có thể do tính chất công việc của bạn cần có kỹ năng nói tốt hoặc khi còn học sơ cấp bạn chỉ chú trọng tới một kỹ năng nhất định dẫn tới khi học cao hơn về sau các kỹ năng nghe nói đọc viết không được phát triển đồng đều. Để khắc phục điều này bạn cần biết mình đang mạnh ở đâu, cần trao đổi và bổ sung những kỹ năng nào từ đó lên thời gian, kế hoạch học cho hợp lý.
Những lỗi sai khi học tiếng Nhật cơ bản này đều được đúc kết từ những người có kinh nghiệm đi trước. Hy vọng sẽ giúp bạn nhận ra sớm lỗi mình đang mắc phải và khắc phục ngay để việc học tiếng Nhật được hiệu quả nhất nhé!