Kanyouku được hình thành từ hai từ trở lên, vận dụng những hình tượng sự vật, sự việc hay hiện tượng thông thường để thể hiện nghĩa hiểu khác sâu sắc hơn.
Quán dụng ngữ khiến cho cách giao tiếp của bạn trở nên linh hoạt, tự nhiên và lưu loát hơn. Người Nhật sử dụng rất nhiều Kanyouku liên quan đến các bộ phận trên cơ thể.
頭が切れる(あたま が きれる)- Đầu óc nhạy bén, tư duy nhanh nhạy
Ví dụ:
彼(かれ)は頭が切れるだけではない。
⇒ Anh ấy không chỉ có đầu óc nhạy bén
彼は一見(いっけん)ぼんやりしているように見えるが, クラスではいちばん頭が切れる。
⇒ Anh ấy nhìn qua có vẻ ngây ngô nhưng thật ra là người có tư duy nhanh nhạy nhất trong lớp
頭がくる - Nổi giận, tức giận
Ví dụ:
ばかにされて頭がきた。
⇒ Tức giận vì bị lôi ra làm trò hề
頭が痛い(あたま が いたい)/頭を痛める(あたま を いためる)- lo lắng, trăn trở, đau đầu
Ví dụ:
息子のことで頭を痛める。
⇒ Tôi đau đầu vì thằng con trai
もうすぐ卒業(そつぎょう)だが、まだ仕事(しごと)が見つからなくて頭が痛い。
⇒ Sắp tốt nghiệp đến nơi rồi vẫn chưa tìm được việc làm, đau đầu quá đi thôi
頭が下がる(あたま が さがる)- Khâm phục, thán phục
Ví dụ:
彼の努力に頭が下がる。
⇒ Tôi khâm phục sự nỗ lực của anh ấy
隣のご主人は奥さんに頭が上がらないらしいよ。
⇒ Hình như ông chồng hàng xóm yếu thế hơn vợ đấy
頭をひねる - Vò đầu bứt tai, suy nghĩ lung lắm
Ví dụ:
卒業論文(そつぎょうろんぶん)の作成(さくせい)に頭をひねる。
⇒ Tôi suy nghĩ nát óc về việc viết luận văn tốt nghiệp
頭が固い(あたま が かたい)- Cố chấp, bảo thủ, ngoan ngoãn
Ví dụ:
頭の固い老人(ろうじん)に新しい考え方を教える。
⇒ Chỉ ra cách suy nghĩ hiện đại cho những người già có tư tưởng bảo thủ
頭に入れる(あたま に いれる)- Ghi nhớ thật kỹ trong đầu
Ví dụ:
これは重要だから頭に入れといてください。
⇒ Đây là việc rất quan trọng nên hãy nhớ lấy
Còn rất nhiều quán dụng ngữ tiếng Nhật liên quan đến các bộ phận cơ thể khác, các bạn hãy theo dõi trong các bài viết tiếp theo của trung tâm dạy tiếng Nhật SOFL nhé.