Nội dung bài viết

[Ngữ pháp N3] - Cấm chỉ trong tiếng Nhật

Ngữ pháp tiếng Nhật N3 có rất nhiều cấu trúc hay và thú vị, trong đó cấm chỉ trong tiếng Nhật là một trong những cấu trúc được sử dụng phổ biến nhất.

 

>> 20 cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp sử dụng hàng ngày

 

Trong chuyên mục học ngữ pháp tiếng Nhật N3 ngày hôm nay hãy cùng Nhật ngữ SOFL đi tìm hiểu về cấu trúc này bạn nhé!

 

Ngữ pháp N3 - Cấm chỉ trong tiếng Nhật

Thể “cấm chỉ trong tiếng Nhật” là gì?

Thể cấm chỉ được sử dụng để ra lệnh cho một ai đó không được phép thực hiện một hành vi nào đó. Đây là thể mệnh lệnh khá mạnh, có tính áp đặt và đe dọa, chính vì vậy việc sử dụng chúng ở cuối câu văn thường khá hạn chế. Bên cạnh đó thể cấm chỉ khi dùng trong văn nói thì đa phần sẽ được sử dụng bởi nam giới.

 

Các trường hợp sử dụng thể cấm chỉ

  • Thể cấm chỉ được sử dụng khi những người nam giới có tuổi tác và địa vị cao hơn nói với người dưới mình, hoặc bố nói với con, nam giới nói với nhau. Tuy nhiên trong các trường hợp này, người ta sẽ thêm「よ」vào cuối câu để làm cho câu trở nên mềm mại hơn, bớt đi sự áp đặt.

 

  • Sử dụng trong trường hợp không có điều kiện quan tâm đến người mình đang giao tiếp cùng, ví dụ như khi làm việc trong các phân xưởng nhà máy, khi truyền đạt lại chỉ thị cho cấp dưới, khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp như động đất, hỏa hoạn,... Và trong những trường hợp này thì đối tượng sử dụng cũng vẫn là nam giới, những người có địa vị và tuổi tác cao hơn.
  • Sử dụng trong cổ vũ khi xem thể thao, khi người ta muốn chú trọng hơn tới sự đơn giản nhưng lại tạo được hiệu quả lớn trong việc truyền đạt, giống như các ký hiệu giao thông vậy. Trường hợp này thì cả nữ giới đôi khi cũng sử dụng thể cấm chỉ. 

 

Ví dụ:

休むな。: Không được nghĩ

携帯電話を使うな。: Không dùng điện thoại

タバコを吸うな。: Không hút thuốc

 

Sử dụng thể cấm chỉ - べからず trong tiếng Nhật

べからず có nguồn gốc từ cách nói phủ định của べき, phân tích rõ như sau: 

 

  • べき → nên
  • べきではない → không nên

Và từ đó べからず được ra đời, べからず chính là cách nói văn vẻ của べきではない. Ý nghĩa trực tiếp của nó không phải là “không nên” mà có sắc thái mạnh mẽ hơn cảnh cáo người nghe “điều đó là không đúng, không tốt”

Mẫu câu thể cấm chỉ: V-る + べからず

Ví dụ: 

 

芝生しばふに入 + る + べからず: Cấm dẫm chân lên cỏ

 

Cách nói như trong ví dụ sẽ mang tính quy tắc quá vì vậy người ta sẽ hạn chế sử dụng trong văn nói, trong văn viết cũng dùng những cách nói thông dụng và có ý nghĩa nhẹ nhàng hơn. 

Ví dụ:

 

芝生しばふに入ってはいけません: Không được dẫm lên cỏ

 

Hoặc sử dụng cách nói gián tiếp như sau:

 

芝生育成中しばふいくせいちゅう: Cỏ đang trồng, tránh dẫm lên.

 

Bên cạnh đó còn có một cách nói khác cũng mang ý nghĩa cấm đoán đó là [V-ることを禁きんず], tuy nhiên cũng giống như べからず, nó cũng mang sắc thái mạnh và ít khi được sử dụng văn nói.

 

Như vậy trung tâm dạy tiếng Nhật SOFL đã chia sẻ cho các bạn những kiến thức cực bổ ích về thể cấm chỉ trong tiếng Nhật rồi. Đây là một cấu trúc quan trọng khi học ngữ pháp tiếng Nhật N3 đấy, chúc bạn học tốt nhé!

 


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT