Nội dung bài viết

Học tiếng Nhật để giao tiếp- nét văn hóa trong ăn uống của người Nhật

Học tiếng Nhật để giao tiếp là điều rất cần thiết cho những người muốn đi du lịch, hay du học tại Nhật Bản. Đặc biệt là khi giao tiếp, hay tới nhà người bản xứ.

van hoa cua nguoi Nhat

Nét văn hóa của người Nhật trong ăn uống



Hôm nay Trung tâm tiếng Nhật SOFL xin chia sẻ tới các bạn nét văn hóa trong ăn uống của người Nhật Bản, bạn hãy tham khảo để học hỏi để có thể tránh những điều gây mất thiện cảm nhé.

 

1. Trước bữa ăn


Vị trí chỗ ngồi

Học tiếng Nhật để giao tiếp sẽ giúp bạn ứng xử tốt hơn trong bàn ăn.Nếu được mời ăn tại gia đình người bản xứ, bạn chỉ nên ngồi sau khi được chủ nhà hoặc vợ chủ nhà mời ngồi và sau đó phải nói câu shitsureshimasu nghĩa là “tôi xin phép và ngồi vào vị trí như đã được mời”. Bạn nên ngồi theo sự hướng dẫn của người đi trước hoặc lãnh đạo khi đi ăn. Trong trường hợp bạn không được hướng dẫn cụ thể thì nên ngồi vào vị trí cuối cùng nhé!

Nói itadakimasu
Người Nhật thường nói itadakimasu – nghĩa là “Mời ăn”, “Ăn ngon miệng” hay “Cảm ơn vì bữa ăn.” trước khi bắt đầu một bữa ăn hàng ngày. Thông thường thì người Nhật sẽ tự nói nhỏ với mình trước khi bắt đầu vào bữa ăn. Bạn đã biết nói cám ơn tiếng Nhật là gì rồi đúng không nào?

 

2. Trong bữa ăn

du hoc Nhat Ban

Những điều cần chú ý khi dùng bữa tại Nhật

 


Không cắn đôi thức ăn
Cũng giống như một số nước khác , việc căn đồ ăn được coi là bất lịch sự trong văn hóa ăn uống của Nhật Bản. Người Nhật đặc biệt hạn chế đặt một món đồ ăn nào đó còn dang dở trên bàn. Do đó, bạn nên ăn tất cả chỉ bằng một miếng. Nếu thức ăn quá to thì nên dùng tay che miệng lại để ăn.

 

Không dùng tay đỡ đồ ăn rơi
Dùng tay đỡ đồ ăn rơi, một nguyên tắc văn hóa Nhật Bản trong ăn uống mà nhiều người thường vi phạm. Để tránh làm bẩn ra quần áo hay bàn ăn, hầu hết mọi người đều có thói quen dùng tay đỡ đồ ăn rơi. Tuy nhiên, đây là một hành động được coi là không đẹp mắt và nên tránh ở Nhật Bản.

 

Không lật ngược nắp bát
Tại Nhật Bản, việc lật ngược nắp bát là một hành động ám chỉ bạn đã dùng bữa xong. Do đó, trong quá trình ăn bạn  nên để nguyên nắp bát như khi chúng được người phục vụ mang ra bàn.

 

Không đưa đũa qua lại hay chạm vào thức ăn nếu bạn không có ý định gắp
Đưa đũa qua lại, chạm vào thức ăn, đây cũng là nguyên tắc lịch sự chung của nhiều nước. Tránh việc gắp đồ ăn sau đó bỏ chúng lại và gắp sang món khác. Bạn nên xác định món ăn mình định ăn trước khi đưa đũa ra gắp.

 

Không gác đũa ngang miệng bát

Tại Nhật, bạn nên đặt đũa vào gác đũa khi muốn gác đũa xuống. Bạn có thể dùng bao đũa để gấp lại thành cái gác đũa trong trường hợp không có gác đũa, hoặc gác đũa lên khay hay một vật nào đó tương tự trên bàn ăn.

 

am thuc Nhat Ban

Không gác đũa lên miệng bát

 

3. Sau bữa ăn


Tăm xỉa răng
Tăm xỉa răng tại Nhật sẽ không được để trên bàn ăn mà thường đặt ở nhà vệ sinh, đây là một nguyên tắc văn hóa Nhật Bản trong ăn uống khá đặc biệt mà bạn cần lưu ý. Lý do vì phụ nữ Nhật khá kín đáo và ngại xỉa răng trước mặt người khác. Nếu cần xỉa răng thì họ sẽ vào nhà vệ sinh. 

 

Không để lại thức ăn thừa
Một hành vi bị coi là bất lịch sự tại Nhật Bản là việc để lại thức ăn thừa trên bàn ăn. Do đó, bạn nên ăn hết thức ăn trên bàn hoặc gói mang về mà không nên để lại thức ăn thừa.


Học tiếng Nhật để giao tiếp thật quan trọng đúng không nào, bạn có thể dễ dàng trò truyện, học hỏi những nét văn hóa thú vị từ người bản xứ. Nếu bạn được mời tới ăn tại nhà người Nhật Bản thì đừng quên đọc lại bài viết này để tránh những điều không hay nhé. Trung tâm tiếng Nhật SOFL chúc các bạn học tốt.


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT