Nội dung bài viết

Cách sử dụng thể mệnh lệnh của động từ trong tiếng Nhật

Thể mệnh lệnh của động từ trong tiếng Nhật được dùng như thế nào? Khi nào cần sử dụng thể mệnh lệnh? Cùng tìm hiểu qua bài học mà Nhật ngữ SOFL chia sẻ sau đây.

 

Thể mệnh lệnh của động từ trong tiếng Nhật 命令形 (めいれいけい) được dùng để ra lệnh, sai khiến. Thể này thường được dùng ra mệnh lệnh trong quân đội, ra lệnh cho tội phạm, để chỉ dẫn hoặc đưa ra những mệnh lệnh trong những trường hợp khẩn cấp, cấp cứu. Trong hội thoại hàng ngày thể này chỉ được dùng khi cực kỳ tức giận, nói chuyện giữa bạn bè cực kỳ thân thiết, bố mẹ nói với con cái hoặc ra lệnh cho vật nuôi. Với những người bình thường thì tránh dùng vì có thể gây xúc phạm, thất lễ, hoặc bị đánh giá không tốt.

 

Thể mệnh lệnh trong tiếng Nhật

 

CÁCH CHIA THỂ MỆNH LỆNH  命令形 (めいれいけい)

 

Nhóm I: chuyển đuôi 「u」sang e

(động từ dạng – masu thì bỏ – masu và đổi đuôi –i thành đuôi –e)

言う(いう)→ 言え (nói mau/ nói đi)

話す(はなす)→ 話せ (nói mau/ nói đi)

書く(かく)→ 書け (viết đi/ viết mau)

頑張る(がんばる)→ 頑張れ (cố lên)

 

Thể MASU

Thể mệnh lệnh

TSUKAIMASU

(sử dụng)

TSUKAE

MACHIMASU

(đợi)

MATE

ATSUMARIMASU

(tập trung)

ATSUMARE

YOMIMASU

(đọc)

YOME

KAKIMASU

(viết)

KAKE

ISOGIMASU

(vội)

ISOGE

IKIMASU

(đi)

IKE

 

Nhóm II: bỏ る thêm ろ (động từ dạng – masu thì bỏ – masu và thêm – ro)

食べる(たべる)→ 食べろ (ăn đi/ ăn mau)

見る(みる)→ 見ろ (nhìn đi)

起きる(おきる)→ 起きろ(dậy mau)

 

Thể MASU

Thể mệnh lệnh

TABEMASU

(ăn)

TABERO

OBOEMASU

(nhớ)

OBOERO

IMASU

(có/tồn tại)

IRO

MIMASU

(nhìn)

MIRO

KIMASU

(đến)

KOI

SHIMASU

(làm)

SHIRO

 

Nhóm III:

する → しろ (làm đi, làm mau)

来る(くる)→ 来い(こい)(lại đây)

 

THỂ MỆNH LỆNH PHỦ ĐỊNH

 

Động từ thể cấm đoán trong ngữ pháp tiếng Nhật (禁止形(きんしけい))

Dạng phủ định của thể mệnh lệnh thường được dùng trên các biển báo, đặc biệt là ở những chỗ nguy hiểm.

Thể cấm đoán: Vる + な

食べるな: Cấm ăn

言うな: Cấm nói

走るな(はしるな): Cấm chạy

入るな(はいるな): Cấm vào

 

CÁCH DÙNG THỂ MỆNH LỆNH VÀ THỂ CẤM ĐOÁN

 

Thể mệnh lệnh được dùng để sai khiến, ép buộc ai đó làm một việc gì đó và ngược lại, thể cấm đoán được dùng để cấm ai đó không làm gì. Cả hai thể này đều mang nghĩa ép buộc, là kiểu câu mệnh lệnh dạng ngắn nên phạm vi sử dụng khá hẹp, do đó nên hạn chế dùng chúng một mình ở cuối câu. Thông thường, nam giới hay sử dụng hơn.

Thể mệnh lệnh và cấm đoán được dùng một mình hoặc được dùng ở cuối câu trong những trường hợp sau:

  •  Người nhiều tuổi nói với người ít tuổi hơn hoặc người địa vị cao nói với người có địa vị thấp hơn; bố mẹ nói với con cái…

① 早(はや)く寝(ね)ろ。 Hãy ngủ sớm.

② もっと勉強(べんきょう)しろ。 Phải học nhiều hơn.

③ 遅(おく)れるな。 Không được đến muộn.

  •  Giữa bạn bè thân thiết với nhau. Trong trường hợp này, よ được thêm vào cuối câu để làm mềm âm điệu.

① 明日(あした)うちへ来(こ)い[よ]。 Ngày mai anh hãy đến nhà tôi nhé.

② あまり飲(の)むな[よ]。 Anh đừng uống nhiều nhé.

 

Mẫu câu「~なさい」: [Động từ tiếng Nhật thể ます (bỏ ます)] + なさい

Mẫu câu này thể hiện lời đề nghị, yêu cầu (kèm sắc thái ra lệnh), thường được sử dụng khi bố mẹ nói với con cái, thầy cô nói với học sinh, người lớn nói với trẻ con (khi muốn nhắc nhở). Ngoài những trường hợp này, thì chúng ta dùng thể 「~てください」khi muốn đưa ra yêu cầu, đề nghị lịch sự.

Câu 野菜(やさい)を食べなさい。 Ăn rau đi con.

Câu よく聞きなさい。Hãy lắng nghe thật chăm chú (bố mẹ nói với con cái/ thầy cô nhắc học sinh)

Trên đây là thể mệnh lệnh của động từ trong tiếng Nhật mà Trung tâm tiếng Nhật SOFL muốn chia sẻ tới các bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về ngữ pháp tiếng Nhật thì hãy để lại comment ngay dưới bài viết để được giải đáp nhanh nhất nhé.

 


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT