Nội dung bài viết

Wibu(weeaboo) là gì? Sự khác biệt giữa Wibu với Otaku

Wibu(weeaboo) là thuật ngữ ám chỉ những người không phải quốc tịch Nhật nhưng lại hâm mộ manga, anime, light novel và văn hóa Nhật Bản một cách quá mức.

I. NGUỒN GỐC CHÍNH XÁC CỦA WIBU

Wibu là gì?

Là một thuật ngữ xuất hiện từ năm 2002 và  phổ biến vào năm 2005. Trước đó Wibu được viết là “Weeaboo”, “Weeaboo” là một dạng từ lóng của “Wapanese” = wannabe + white => Từ này có hàm ý miêu tả những người da trắng (Phương Tây) bị ám ảnh, si mê, phát cuồng về văn hóa Nhật Bản. 

Như vậy, Wapanese => Weeaboo => Wibu 

Wibu là từ lóng chỉ những người (không phân biệt màu da) bị phát cuồng đến điên dại và ám ảnh quá mức về nền văn hóa Nhật Bản, tiêu biểu là anime, manga…

=> Đây là những con người thường xuyên thể hiện một cách thái quá, tiêu cực, lố lăng, dị hợm… về niềm yêu thích của mình. 

wibu(weeaboo) là gì

Wibu dùng để chỉ những người không phải quốc tịch Nhật nhưng lại hâm mộ manga, anime, light novel một cách quá mức

II. BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI WIBU 

-  Ám ảnh quá mức với văn hóa Nhật Bản, phớt lờ/coi thường bản sắc văn hóa, chủng tộc của mình.

- Lạm dụng tiếng Nhật, hay sử dụng mấy từ kawaii, desu, baka, ni chan… chêm vào khi nói một cách vô tội vạ, lố lăng

- Luôn thể hiện mình yêu thích Nhật Bản nhưng chỉ mới xem được vài bộ anime, manga. Ngoài ra không biết thêm thứ gì khác

- Bắt chước lời nói, hành động, ăn mặc như nhân vật trong manga, anime nhưng lố lăng và dị hợm

- Chê bai mọi thứ và chỉ đề cao nước Nhật

- Sẵn sàng chửi bới, đánh nhau, “ném đá” nếu có người động chạm đến anime, manga mà không quan tâm đúng sai

- Làm quá nhiều hành động khiến cho mọi người xung quanh khó chịu, thấy kỳ dị, lố lăng và bị ảnh hưởng đến tinh thần.

Ví dụ:

+ Lúc nào cũng “dính chặt: với hình nộm, gối ôm manga, anime… và coi như là vợ, chồng của mình.

+ Cosplay giống trong truyện và làm những hành động quá khích, biến thái...

Có phải ai yêu thích Nhật Bản cũng là weeaboo?

Văn hóa Nhật Bản từ lâu đã là một nền văn hóa đa dạng, đặc sắc và có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Vì vậy có rất nhiều người yêu thích đất nước này từ truyện anime, manga, kimono, ẩm thực… tuy nhiên không phải cứ ai yêu thích văn hóa Nhật Bản đều là wibu, người yêu thích văn hóa Nhật Bản còn được gọi với cái tên otaku.

III. WIBU và OTAKU khác nhau như thế nào?

1. Otaku là gi?

Otaku (Nhật: 御宅 (Ngự trạch)おたくオタク) là một từ lóng trong tiếng Nhật dùng ám chỉ một ai đó quá yêu thích, say mê anime (hoạt hình), manga (truyện tranh), Vocaloid hay trò chơi điện tử, cosplay (hóa trang), những thứ 2D (nhân vật trên giấy).

2. Sự khác nhau giữa Wibu và Otaku là gì?

Sự khác nhau

Wibu (Weeaboo)

Otaku

Suy nghĩ

Tôn thờ văn hóa Nhật Bản mọi lúc mọi nơi, không có thứ gì bằng được.

Coi văn hóa Nhật Bản như một đam mê, sở thích cá nhân. 

Hành động 

- Hay đi bôi nhọ, hạ thấp, mỉa mai nền văn hóa khác trên mạng xã hội và trong cuộc sống.

 

- Sưu tầm trang phục truyện tranh, gối, hình nộm… và làm những hành động quá khích, biến thái nơi công cộng

 

- Nhật Bản là số 1, không có gì bằng. Nếu có người nói trái ý, sẵn sàng dùng bạo lực, mỉa mai, chửi bới họ.

- Thể hiện tình yêu với Nhật Bản một cách ôn hòa, không “trẻ trâu”, không gây ảnh hưởng tới mọi người, không phản cảm.

- Sưu tầm trang phục truyện tranh, gối, hình nộm… vì sở thích

- Vô cùng đam mê văn hóa Nhật Bản nhưng không mù quáng, biết phân biệt cái tốt và chưa tốt. 

- Tranh luận dựa trên sự hiểu biết dày dặn về Nhật Bản, đưa ra lý lẽ thuyết phục để bảo vệ ý kiến của mình.

Trong mắt của mọi người

Wibu là từ rất nặng, mang tính chất tiêu cực và rất nhiều người kỳ thị, ghét bỏ người wibu.

Những người yêu thích manga, anime một cách sâu đậm, thiết tha.

Tóm lại, Wibu và Otaku được sử dụng để phân biệt giữa những người hâm mộ văn hóa Nhật Bản thông thường và những người hâm mộ đến mức điên cuồng.

IV. Ở VIỆT NAM DÙNG WIBU VÀ OTAKU NHƯ THẾ NÀO?

Hiện tại, ở Việt Nam chúng ta vì không có quá nhiều wibu quá khích nên chúng ta thường chưa có sự phân biệt rõ ràng với wibu và otaku. Thông thường cứ ai yêu thích anime, manga và khen Nhật Bản thì sẽ bị gọi nhầm thành wibu.

Một số chia sẻ của học viên SOFL về vấn đề này:

- Lưu Hồng Tiến (lớp tiếng Nhật N4.256)

“Em là 1 otaku, em rất yêu thích truyện manga và muốn tìm hiểu thật nhiều về văn hóa Nhật Bản và sang đó du học. Tuy nhiên khi em thể hiện niềm yêu thích của mình thì thường bị mấy bạn gọi là “đồ wibu”. Mới đầu em cũng buồn nhưng sau em không quan tâm nữa, vì chính họ cũng không phân biệt được wibu và otaku”.

- Dương Hồng Phong (lớp tiếng Nhật N3.685)

“Em học tiếng Nhật vì yêu thích văn hóa và truyện tranh Nhật Bản, thế thôi. Em cũng rất ghét những người wibu, vì họ mà những người như em không dám thể hiện rằng mình là một otaku chân chính. Hy vọng em sẽ giỏi tiếng Nhật để sớm được sang bên đó”.

- Nguyễn Thị Hoa (lớp tiếng Nhật giao tiếp N4.173)

Trước đó em không biết nhiều về Nhật Bản, nhưng nghe thấy cái tên “wibu” khá nhiều. Sau khi tìm hiểu, em thắc mắc rất nhiều vì sao văn hóa Nhật Bản được ưa chuộng và nhiều người bị cuồng thế? Em bắt đầu xem manga và anime, từ đó em có niềm yêu thích và say mê với đất nước này. Em đang học giao tiếp N4, lớp học có rất nhiều bạn và cả cô giáo cũng là otaku. Lớp em học rất vui”.

Hy vọng qua bài viết này, SOFL đã giúp các bạn hiểu hơn Wibu(Weeaboo) là gì? cách phân biệt được Wibu và Otaku. Bạn có điều gì muốn chia sẻ với SOFL về Nhật Bản không? Hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé!


 


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT