Người Nhật quý khách nhưng không quá vồ vập tay bắt mặt mừng mà vẫn giữ nghi lễ trong cách cúi chào. Cúi chào là nghi thức khá phức tạp nhưng vô cùng quan trọng trong việc giao tiếp của người Nhật . Bạn phải học cách cúi chào sao cho đúng để thể hiện sự tôn trọng đối với người Nhật.
Văn hóa cúi chào này còn được gọi là Ojigi . Ojigi dịch theo tiếng Nhật có nghĩa là đổ người từ phần eo về phía trước . Ojigi có nhiều mức độ khác nhau , từ một cái gật đầu khẽ đến tư thế cúi gập người 90 độ . Tư thế cúi chào Ojigi phụ thuộc vào hoàn cảnh ,địa vị xã hộ của bạn mà chào bạn .
Oji gi không chỉ được dùng để chào nhau mà nó còn thể hiện sự biết ơn , nhận lỗi ,… Vì vậy nếu cảm ơn ,hay xin lỗi người Nhật bạn cũng có thể sử dụng Ojigi . Tư thế chào đẹp nhất là đứng chụm hai chân , đổ người về phía trước ở phần eo làm sao cho lưng và chân vẫn giữ thăng bằng , không được cong . Khi cúi chào bạn cũng có thể nói những câu đơn giản như Konnichiwa ( xin chào) , Sumimasen ( xin lỗi) , Arigatou gozaimasu ( cảm ơn) ,….
Văn hóa cúi chào của người Nhật Bản
Trong cuộc sống hiện đại , thường thì người ta sẽ đứng và cúi chào , nhưng nếu bạn đang đứng trên sàn trải thảm tatami thì bắt buộc bạn phải quỳ xuống chào . Tư thế quỳ chào như sau : Hai bàn tay duỗi thẳng , khép các ngón lại và đặt trước mặt không được chĩa thẳng vào người đối diện mà hơi chụm vào nhau cách nhau khoảng 10-15cm . Khi đứng lên cũng làm thật từ tốn .
Khi đứng chào đối với Nam : Hai bàn tay duỗi thẳng, khép ngón, khép hai cánh tay sát bên sườn, và cúi xuống.
Đối với Nữ : Hai tay duỗi thẳng, đặt trước người tạo thành hình chữ V sao cho bàn tay phải đặt trên bàn tay trái, ngón tay duỗi thẳng và khép lại, rồi từ từ cúi chào.
Trong tình huống chào xã giao hàng ngày , đối với những người ngang hàng với mình thì chỉ cúi đầu khoảng 15 độ.
Trong tình huống sang trọng hơn như khi gặp lần đầu cúi đầu khoảng 30 độ . Còn khi muốn cảm ơn , xin lỗi ai đó thì bạn nên cúi 45 độ để thể hiện sự chân thành cảm ơn ,xin lỗi từ đáy lòng mình .
Đối với những người lớn tuổi hoặc người có địa vị cao quý thì bạn càng cúi thấp bao nhiêu càng thể hiện sự kính trọng của bạn đối với người đó bấy nhiêu . Ở đây, có nghĩa là người bạn chào có cấp bậc , địa vị xã hội càng cao thì bạn càng phải cúi sâu và giữ tư thế đó lâu hơn bình thường . Có đôi khi bạn phải cúi gập người 90 đô để chào đấy.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên...
Tuy nhiên , trong thời hiện đại này, không phải cứ nhìn thấy nhau là người ta thực hiện nghi lễ Ojigi . BÌnh thường, người Nhật chỉ cúi chào theo đúng chuẩn ở lần gặp đầu tiên trong ngày , còn những lần kế tiếp họ chỉ khẽ gật đầu chào nhau để không tốn thời gian .