Phép lịch sự giao tiếp tiếng Nhật doanh nghiệp rất quan trọng
Khi chào hỏi hãy nói thật to và rõ ràng, việc này sẽ giúp bạn thể hiện được sụ tự tin của mình, điều chỉnh âm lượng phù hợp trong từng hoàn cảnh. Bạn không nên nói quá nhỏ trong một văn phòng rộng và đương nhiên, cũng không nên nói quá to trong một không gian chật hẹp. Nếu ngay từ những việc nhỏ nhất bạn cũng không thể hiện 1 cách tự tin được, thì sao có thể đàm phán, thương lượng làm ăn được chứ.
- Tư thế chuẩn khi cúi chào là đầu, lưng và chân phải thẳng, hai tay để sát hông sau đó cúi người chào và vẫn phải giữ cho chân, lưng và đầu thẳng.
- Tư thế khi ngồi chào: 2 tay để phía trước và đặt trước mặt bàn tay để úp, hướng vào nhau và cách nhau khoảng 20 cm. Khi cúi chào thì cúi xuống và để đầu cách sàn 10 – 15 cm.
- Các kiểu chào ở Nhật cũng được phân chia thành các cấp độ vì thế bạn nên nắm chắc để có thể áp dụng trong đúng tình huống.
- Chào hỏi xã giao: Người Nhật tuân theo quy tắc chào hỏi trước sau, trên dưới. Khi chào hỏi xã giao thì sẽ cúi người khoảng 15 độ, giữ tư thế chào trong 2 – 3 giây rồi từ từ đứng thẳng dậy. Sau đó có thể họ sẽ trao đổi danh thiếp cho nhau và không cần bắt tay
- Chào hỏi trang trọng: áp dụng khi bạn gặp những người trên như cấp trên, người lớn tuổi, những người có địa vị xã hội cao trong xã hôi. Khi chào sẽ cúi xuống khoảng 30 độ.
- Chào hỏi mang ý nghĩa khác: Khi chào hỏi để cảm ơn, cảm tạ hoặc chào những người bạn cực kỳ kính trọng thì người ta sẽ cúi xuống 45 độ.
Nụ cười được xem là chìa khóa vàng trong nghệ thuật giao tiếp, là một biểu hiện văn minh như thể hiện sức mạnh hoặc truyền đạt thông tin.
Nếu bạn tiết kiệm nụ cười? Nó sẽ chẳng mang lại lợi ích gì. Nhưng nếu bạn sử dụng đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng, giá trị nó đem lại thật là vô giá.
Mọi cách hành xử lịch sự đều nói lên mình là người có văn hóa
Trong văn hóa Nhật Bản cũng như nhiều nền văn hóa khác, nhìn vào mắt đối phương khi giao tiếp là một điều tối quan trọng, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của bạn đối với người đối diện. Vì thế khi chào hỏi và giao tiếp bạn cần nhìn đối phương với ánh mặt hài hòa , cho họ thấy rằng bạn đang để ý đến họ, và những hành động và lời nói của bạn không phải là giả tạo. Điều này là tối quan trọng trong cách chào hỏi trong công ty Nhật.
Trong công ty Nhật, đừng chỉ chào hỏi khi gặp nhau lúc đầu mà khi về, nhất định hãy cảm ơn và tạm biệt một lần nữa nhé.
Thay vì chỉ nói cảm ơn thì hãy nói xin chân thành cảm ơn (どうも・・」(×)→「どうもありがとうございます」và tôi xin phép về trước「お先に失礼します」). Vừa lịch sự mà lại vừa thể hiện được thành ý của bản thân.
Hãy cố gắng nói làm sao cho lịch sự và tôn trọng nhất có thể và nên kèm theo kính ngữ.
Tuỳ từng hoàn cảnh mà danh xưng để gọi có thể khác nhau.
Trong trường hợp có một mình sếp thì chỉ cần gọi là trưởng phòng là được. Nhưng khi có nhiều trưởng phòng khác nữa thì phải gọi tên + trưởng phòng
Ví dụ : たかの ぶちょう.
Khi gặp gỡ với đối tác, trong trường hợp đối tác biết cấp trên của mình thì gọi bằng “tên+は”(たなかは). Còn nếu đối tác không biết cấp trên của bạn, trong trường hợp bạn muốn hiển thị cho đối tác biết chức vụ của cấp trên thì gọi bằng “trưởng phòng” + の + tên gọi.
Trong trường hợp gọi người thân của cấp trên “tên + trưởng phòng” (部長の○○ / 私共の部長の○○)
Hy vọng với những chia sẻ về những lưu ý về học tiếng Nhật giao tiếp doanh nghiệp của Trung tâm tiếng Nhật SOFL trên đây sẽ giúp ích cho quá trình học của bạn, chúc thành công.