Nội dung bài viết

Thưởng thức hương vị món ăn truyền thống đầu năm ở Nhật Bản

Không chỉ cuốn hút du khách bởi những phong tục đón Tết độc đáo, các món ăn truyền thông đầu năm ở Nhật Bản đã tạo nên sức hấp dẫn không nhỏ đối với tất cả những ai yêu thích văn hóa ẩm thực của Đất nước này.

>> Tết Nhật Bản - Những phong tục đón năm mới độc đáo

Osechi Ryori - Món ăn không thể thiếu trong Tết Nhật Bản

 

Osechi Ryori - Món ăn không thể thiếu trong Tết Nhật Bản

 

Osechi Ryori là tên gọi chung của tất cả các món ăn được người nội trợ chuẩn bị sẵn, để gia đình có thể dùng từ sáng mùng 1 cho đến hết ngày mùng 3 Tết.

 

Trong những ngày đầu năm, người Nhật thường hạn chế củi lửa, vậy nên các món ăn trong Osechi được nấu một lần khá nhiều và cũng đa dạng.

 

Các món trong đây được đựng trong những chiếc hộp sơn mài “oju bako” đẹp mắt, nhiều tầng. Cách sắp xếp cũng có quy tắc riêng và ẩn chứa nhiều thông điệp: Tầng đầu tiên là các món hầm, món luộc để ăn khai vị cùng với cá; tầng thứ hai là các món ăn kèm, ăn nhẹ; tầng thứ ba là các món hầm hay món kho...

 

Ý nghĩa của Osechi trong năm mới: Từ xưa, món ăn này được dùng với mong ước người dân sẽ có một mùa màng bội thu. Ngày nay, mỗi món ăn trong Osechi có nhiều ý nghĩa khác nhau

 

Ví như món cá trích Kazunoko mang ý nghĩa ban phước lành cho trẻ em. Món cá trích bọc trong tảo bẹ Kobumaki mang ý nghĩa may mắn. Món tôm mang ý nghĩa trường thọ… 

 

Osechi Ryori cũng là món ăn làm nổi bật cốt cách của người Nhật Bản, với đầy đủ hương vị chua, cay, mặn, ngọt; màu sắc đẹp đẽ, tinh tế; tính thẩm mỹ rất cao.

 

Toshikoshi Soba - Mì trường thọ của người Nhật

 

Toshikoshi Soba - Mì trường thọ của người Nhật

 

Loại mì ý nghĩa này chỉ được dùng vào một dịp duy nhất đó chính là giao thừa hàng năm. 

 

Theo ghi chép trong lịch sử ẩm thực Nhật Bản, khoảng 800 năm trước, một ngôi chùa đã tặng mì Soba cho người nghèo vào dịp năm mới. Từ đó trở đi ăn mì Soba vào giao thừa trở thành truyền thống với ước muốn trường thọ, ấm no trong năm mới.

 

Món mì trước thềm năm mới được nấu với công thức: mì soba kiều mạch, nước dùng dashi, hành lá xắt nhỏ. Thêm các topping như tempura, chả cá, một quả trứng sống.

 

Kagami mochi - tấm lòng của người Nhật Bản hướng đến thần linh

 

Kagami mochi - tấm lòng của người Nhật Bản hướng đến thần linh

 

Nguồn gốc của Kagami mochi xuất phát từ hành động đặt chồng hai chiếc bánh mochi lên nhau, trên cùng đặt một quả quýt trông giống như chiếc gương đông ngày xưa.

 

Trong quan niệm của người Nhật, hình tròn của chiếc gương đồng tượng trưng cho sự viên mãn, đủ đầy. Món ăn trong ngày Tết Nhật Bản này hướng đến nguyện cầu một mùa màng bội thu, một cuộc sống sung túc.

 

Ngoài ra, từ kaga miru có nghĩa là phản chiếu, trong những ngày Tết, người Nhật sẽ cùng nhìn lại xem một năm qua có những điều gì đã làm được và chưa làm được, để sửa chữa cũng như đặt mục tiêu cho năm mới.

 

Những món ăn truyền thống dịp đầu năm mới ở Nhật Bản thật thú vị và ý nghĩa, nếu có cơ hội được tới Nhật ngày Tết, các bạn hãy thưởng thức và trải nghiệm các món ăn trên nhé.

 


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT