Tên gọi thú vị khác của đất nước Nhật Bản
>>> Xem Thêm : Khóa tiếng Nhật du học cấp tốc tại SOFL.
– Xét về địa lý: Nhật Bản nằm ở cực Đông của châu Á, nên Nhật Bản là một trong những nước đầu tiên nhìn thấy mặt trời mọc vào mỗi sớm, vì vậy người ta gọi Nhật Bản với tên “đất nước Mặt trời mọc”.
– Xét về tín ngưỡng: Theo truyền thuyết, tổ tiên của người dân Nhật Bản là Nữ thần Mặt trời Amaterasu
– Xét về ngôn ngữ học: Cách phiên âm Hán Việt của từ Nhật Bản thì từ “Nhật” có nghĩa là “ngày” hoặc”mặt trời”, còn từ “Bản” có nghĩa là “nguồn gốc”. Khi 2 từ này kết hợp lại với nhau mang ý nghĩa “Mặt trời mọc” hay ” Gốc của mặt trời”.
Ở Nhật Bản, Hoa Anh Đào tượng trưng cho sắc đẹp và sự mong manh, trong trắng. Vốn là loại hoa "sớm nở chóng tàn", hoa anh đào tượng trưng cho "con đường chết" của những võ sĩ đạo ở Nhật Bản - samurai sống và chết như hoa anh đào.
Dù không được chính thức công nhận là quốc hoa, hoa anh đào vẫn giữ một vị trí đặc biệt với người Nhật Bản. Hình ảnh hoa anh đào xuất hiện trong những bộ trang phục truyền thống, ẩm thực, các họa tiết trang trí, hay đồng xu 100 yen và tờ tiền giấy 1.000 yen. Cũng vì những lý do này, Nhật Bản còn có tên gọi là xứ sở hoa anh đào.
Xứ sở Hoa Anh Đào mông mơ
Từ lâu, "xứ Phù Tang" mặc nhiên trở thành cái tên mà người Việt dùng để gọi Nhật Bản.
Phù Tang là tên một loại cây dâu. Theo truyền thuyết phương Đông cây dâu rỗng lòng được gọi là Phù Tang hay là Khổng Tang, là nơi thần Mặt trời nghỉ dưỡng trước khi cưỡi xe lửa du hành đi qua bầu trời từ Đông sang Tây. Vì vậy, Phù Tang hàm nghĩa chỉ nơi mặt trời mọc.
Những cuốn tài liệu cổ Trung Quốc chỉ nói Phù Tang nghĩa là thần mộc; Phù Tang quốc là một đất nước ở phía Đông của Trung Quốc nói chung mà không mặc định đó chính là cây dâu hay là đất nước Nhật Bản.
Những kết quả nghiên cứu đã cho thấy, sử sách Trung Quốc ghi chép không thống nhất về cây Phù Tang cũng như xứ sở mang tên loại thực vật này. Phù Tang có thể được dùng như một mỹ từ, một khái niệm mang tính ước lệ và tưởng tượng, nhưng có khi lại để chỉ một quốc gia, vùng đất tồn tại thực.
Xứ Phù Tang có thể là cái tên được nhiều người Việt Nam chấp nhận với ý nghĩa chỉ Nhật Bản.
Nhật Bản - Đất nước Hoa Cúc
Theo lịch sử, ở thế kỉ XII, dưới thời Kama-kura, Thiên hoàng Go-Toba trị vì Nhật Bản, hình ảnh hoa cúc luôn được ông lựa chọn làm hoa văn trang trí các vật dụng, hình ảnh hoa cúc 16 cánh được sử dụng làm con dấu của Thiên hoàng. Cho đến nay, hoa cúc chính là biểu tượng của Hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản ngày nay. Nếu để ý, ta sẽ bắt gặp hình hoa Cúc trang trí ở khắp mọi nơi, ngay cả trên tấm hộ chiếu của quốc gia này.
Thật thú vị đúng không nào? Hãy cùng Trung tâm đào tạo tiếng Nhật SOFL tìm hiểu thêm nhiều điều lạ lùng khác tại Nhật Bản qua những bài viết tiếp theo nhé.