“Tết Đoan Ngọ” – 1 ngày lễ truyền thống của các dân tộc Á Đông
>>> Cùng học từ vựng tiếng Nhật về gia đình
Ngày 05/05 Âm Lịch là ngày tết Đoan Ngọ của người Việt. Ngày lễ này còn được xem là ngày lễ giao mùa, ngày mà “Dương khí” mạnh nhất chuyển giao nên mọi người cùng tổ chức mừng ngày mà trời đất chuyển đổi.
Theo truyền thuyết cổ xưa của người Việt, ngày lễ này còn được xem là ngày “Diệt côn trùng”. Vì thuở xa xưa, khi con người chưa có ngày lễ này, thì người nông dân thu hoạch mùa màng xong. Côn trùng đã kéo đến tàn phá, ăn những thành quả người nông dân vừa thu hoạch được. Lúc này, người nông dân đang suy nghĩ cách diệt trừ sâu bọ thì một ông lão xuất hiện tên là Đôi Truân, hướng dẫn cho người nông dân cách diệt trừ sâu bọ.
Ông Đôi Truân chỉ cho dân chúng mỗi nhà hãy lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo và chỉ một lúc sau, lũ sâu bọ đều té ngã rã rượi. Ông còn nói thêm: Sâu bọ mỗi năm vào ngày này rất hung hãn, cứ mỗi năm vào đúng ngày này làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Chính vì vậy hàng năm người nông dân đều cúng lễ theo lời ông lão Đôi Truân hướng dẫn. Tập tục này kéo dài tới ngày nay và được mọi người gọi cái tên là Tết Đoan Ngọ.
Trong ngày lễ này, mỗi địa phương lại có những món ăn khác nhau. Tuy nhiên, có thể kể đến những món ăn đặc trưng như: Bánh tro, cơm rượu, thịt vịt, v.v…
Bánh tro – món ăn đặc trung trong tết Đoan Ngọ
Ngược lại với người Việt Nam ta, thì đối với người Nhật đây là ngày lễ dành cho các bé trai. Ngày xưa, từ thời còn lãnh chúa thì ngày này là ngày 05 tháng 05 âm lịch. Tuy nhiên, hiện tại Nhật Bản đã theo lịch dương và ngày này được chuyển thành ngày dương lịch.
Trong ngày này, các bậc phụ huynh đều chuẩn bị đồ ăn, vật trang trí cầu chúc cho con mình ngày càng khỏe mạnh, thông minh.
Vật trang trí điển hình nhất mà nhà nào cũng có đó chính là treo cờ “Cá Koi”- cá chép. Đối với người Nhật Bản, Cá Koi còn được xem là cá chép có ý nghĩa to lớn với trẻ con. Chính vì truyền thuyết “Cá chép vượt Vũ Môn” hay “Cá chép hóa Rồng” mà người Nhật mong muốn rằng, con cái mình sẽ như cá Chép vượt Vũ Môn hóa thành Rồng nơi trời cao.
Ngày hội cá chép tại Nhật Bản
Do đó, mọi nhà đều treo cho mình ít nhất 1 lá cờ KOI. Bên cạnh đó, trong nhà còn trưng bày búp bê, hình tượng cậu bé “Kintaro” – Kim Thái Lan, như cầu mong con cái mình sẽ khỏe mạnh như Kintaro. Ở Việt Nam có thể tìm xem những bộ phim hoạt hình “Momo Taro”, chúng ta sẽ thấy cậu be Kintaro. Kintaro cũng giống như truyền thuyết “Thánh Gióng” của người Việt Nam ta. Kintaro chỉ mới là một đứa trẻ nhưng có sức mạnh phi thường. Hình tượng Kintaro thường được khắc họa là 1 cậu bé mặc áo yếm đỏ, cưởi cá chép, tay cầm 1 cây búa to, đầu đội mũ giáp Samurai.
Bên cạnh 2 hình tượng đặc trưng trên, trong ngày này, người Nhật còn làm bánh dày “MOCHI” hay bánh “CHIMAKI”. Sự khác nhau giữa 2 loại bánh này đó là bánh dày MOCHI với nhân đậu đỏ bọc trong lá sồi. Còn bánh CHIMAKI làm bằng gạo nếp bọc trong lá tre. Cây sồi và cây tre là 2 loài cây tượng trưng cho sự thành công trong cuộc sống. Chính vì vậy mà bánh được bọc trong 2 loại lá cây này với mong muốn con mình sẽ thành công trong cuộc sống.
Bánh Mochi Nhật Bản
Tuy cùng một ngày, nhưng Việt Nam và Nhật Bản lại có 2 truyền thuyết và ý nghĩa khác nhau. Thật thú vị đúng không nào? Nếu các bạn vẫn còn tò mò về Nhật Bản thì hãy cùng Trung tâm tiếng Nhật ở Hà Nội SOFL tìm hiểu về đất nước mặt trời mọc trong những bài tiếp theo nhé.