Nội dung bài viết

Sự khởi đầu năm mới ở Nhật Bản như thế nào?

Tại khắp mọi nơi trên thế giới, người dân đều háo hức chào đón sự khởi đầu của một năm mới. Người người nhà nhà đều chờ đợi khoảnh khắc bước sang năm mới với những sự may mắn, phát tài phát lộc và trăm hoa đua sắc. Ở Nhật Bản cũng vậy, cùng xem ngày 1/1 đầu năm mới của Người Nhật có gì nhé!

>> Vì sao Nhật Bản lại bỏ Tết Âm đơn Tết Tây(Dương lịch)

 

Omisoka (Gantan- Omisoka)

Omisoka là cái tên được người Nhật sử dụng để chỉ cho ngày 31/12 hàng năm. Tháng 12 là tháng mọi người bận rộn nhất với những bản kế hoạch, tài liệu giấy tờ chất đống vào cuối năm, cũng là tháng người ta bận bịu với việc sắm Tết, sửa sang lại nhà cửa. Các gia đình tại Nhật đa số đều dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa và sắm sửa để đón tết ngay từ đầu tháng 12.

 

 

Gantan- Omisoka

Gantan- Omisoka

Osouji (Gantan- Osouji)

Osouji là ngày mà người Nhật tổng vệ sinh nhà cửa để đón thần tài vào nhà. Nếu như ngày xưa người ta chọn ngày 13/12 làm ngày để tổng vệ sinh với tên gọi ngày “Susuharai” thì ngày nay người Nhật lại chuyển việc dọn dẹp nhà cửa sang ngày 31/12. Tuy nhiên tại các chùa chiền và thần điện thì người ta vẫn lựa chọn ngày 13/1 là ngày đại lễ.

 

Trang trí cho ngày Tết

Ở Nhật người ta thường trang trí nhà cửa vào ngày 28, 30 chứ không lựa chọn ngày 29 bởi trong tiếng Nhật số 29 có cách phát âm là “Nijyu no kurushimi” với ý nghĩa như hai lần nỗi đau. Còn nếu trang trí vào ngày 31 thì sẽ có cảm giác quá vội vã, không có sự chuẩn bị từ trước, như vậy sẽ thất lễ với ông bà tổ tiên. Chính vì vậy mà lựa chọn ngày 28, 30 là phù hợp nhất.

 

Kagamimochi (Gantan- Kagamimochi)

Kagamimochi là Mâm bánh dày - Bánh Mochi, phía trên đầu là quả quýt Nhật - Mikan được người Nhật sắp xếp thật đẹp và đặt ở vị trí quan trọng nhất trong nhà của mình với hy vọng các vị thần sẽ đến thăm nhà và thưởng thức mâm bánh Kagamimochi đã được chuẩn bị dâng lên cho họ. Người Nhật đặc biệt không ăn bánh dày trong ngày Tết vì họ quan niệm đây là món bánh để cúng thần linh. Nếu các thần chưa ăn mà mình đã ăn là thất lễ. Ngoài ra họ cũng cho rằng thần linh không thích những vật nhọn, vì vậy những món ăn dâng lên thần linh đều được dùng chày gỗ để đập ra cho mềm và nặn thành những khối bánh giống như bánh dày.

 

Shimekazari (Gantan- Shimekazari)

Gantan- Shimekazari

Gantan- Shimekazari

 

Shimekazari được người Nhật trang trí ở hai vị trí chính trong ngôi nhà là ở trước cửa ra vào và ở bàn thờ trong nhà với ý nghĩa để xua đuổi hết ma quỷ. Shimekazari được tạo ra từ những sợi dây thừng to của đạo Shinto, được treo lên biểu thị cho địa điểm thanh khiết để đón các vị thần. Trên sợi dây thừng người ta sẽ đính kèm các vật may mắn như dương xỉ, tôm hùm hay cam đắng. Mỗi vật lại có ý nghĩa riêng của mình, ví dụ như cam đắng là vật mang ý nghĩa biểu thị cho sự phồn vinh của thế hệ con cháu. Khi thời khắc năm mới qua đi, người Nhật sẽ mang những vật này tới thần điện hay chùa chiền để đề hóa.

 

Thiệp chúc tết - Nengajo

Tại Nhật thường có phong tục gửi thiệp vào ngày cuối năm cho người thân, bạn bè, người yêu với mong muốn sang năm mới có thể cùng nhau mở thiệp chúc mừng, cùng nhau đọc ý nghĩa và cùng nhau ăn tết.

 

Nengajo có rất nhiều loại với hình dáng, mẫu mã không giống nhau bởi lẽ người Nhật thường có thói quen tự tay làm thiệp tùy theo phong cách của mỗi người dựa theo chủ đề là con giáp của năm đó. Những tấm thiệp với hình ảnh bắt mắt kèm theo lời chúc đầy ý nghĩa của người làm. Tuy nhiên hiện nay do sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet mà người Nhật không còn chuộng việc tự làm thiệp và gửi qua bưu điện mà người ta gửi email là chính. Với những gia đình có tang sẽ không nhận và gửi thiệp chúc tết trong vòng một năm được gọi là “mochu”.

 

Toshikoshi soba và Joya no Kane

Trong đêm giao thừa Omisoka, người Nhật sẽ cùng nhau thưởng thức mì trường thọ (Toshikoshi soba), có một số gia đình lại dùng bữa tối với sushi, lẩu sukiyaki, cua và thưởng thức Toshikoshi soba vào đúng tiếng chuông giao thừa (Joya no Kana).

 

Trong các ngôi chùa ở các địa phương sẽ vang lên tất cả 108 hồi chuông bắt đầu từ lúc 23h tối ngày 31 đến lúc 0h ngày 1. Người Nhật Bản gọi ngày 1/1 là ngày Gantan - là sự khởi đầu của năm mới. Từ mùng 1 - mùng 3 sẽ được gọi là “San ga Nichi”, đây là ngày nghỉ của cả nước Nhật. Ở mỗi vùng khác nhau ngày Tết sẽ kéo dài trong thời gian khác nhau và được gọi là “Matsu no Uchi”. Tết ở Tokyo thường sẽ chỉ kéo dài tới ngày 7/1 trong khi tết ở Osaka lại kéo dài tới tận ngày 15/1. Những vật trang trí được sử dụng trong ngày tết sẽ được tháo xuống trong ngày cuối cùng của Matsu no Uchi.

 

Những câu chúc tết bằng tiếng Nhật

Khi gặp nhau vào năm mới, người Nhật sẽ chúc nhau “Akemashite omedetou gozaimusu - Chúc mừng năm mới”. Đây là câu chúc được dùng phổ biến nhất. Trang phục không thể thiếu trong ngày tết của người Nhật là Kimono.

 

Hatsumoude

Hatsumoude là chuyến thăm thần điện đầu tiên trong năm mới của những người dân Nhật Bản để cầu mong cho một năm bình an và hạnh phúc. Trong những ngày đầu năm mới này thần điện đều rất đông, đặc biệt là ở đền thần Asakusa hay đền Kyoto. Từng dòng người nối đuôi nhau tới dâng hương, lễ bái. Người ta thường dâng năm đồng yên, có phát âm là “Go en” đồng nghĩa với từ Duyên và May mắn trong tiếng Nhật.

 

Lì xì tết (Gantan - Lì xì)

Gantan - Lì xì

Gantan - Lì xì

 

Không chỉ ở Nhật Bản, hầu hết ở các nước có tục lì xì đầu năm mới trẻ em đều rất háo hức được nhận. Tiền lì xì thường được để trong các phong bao (Pochibukuro) với hình trang trí là những hình hoạt hình vô cùng dễ thương thu hút trẻ em ngay từ cái nhìn đầu tiên. Lì xì đầu năm cực kỳ được người Nhật coi trọng bởi nó được coi là lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp đầu năm mới.

 

Chỉ còn một tháng rưỡi nữa là tới tết rồi, các bạn có thấy háo hức mong chờ tới ngày đầu năm mới không? Dù ở Việt Nam hay ở Nhật Bản thì tết vẫn luôn là một điều gì đó vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa phải không các bạn. Nhật ngữ SOFL xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới các bạn trong dịp năm mới, chúc bạn có một năm thật vui vẻ, bình an và hạnh phúc bên gia đình của mình nhé!

 


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT