Phân biệt các bộ chữ tiếng Nhật
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có bảng chữ cái chính quy của riêng mình, và có thêm một vài bảng chữ cái khác hay ký tự cổ nữa. Ví dụ, trong tiếng Việt, ngoài bộ chữ quốc ngữ là bảng chữ cái latin mà chũng ta sử dụng ngày nay, người Việt còn từng sử dụng chữ Nôm, chữ Hán Nôm. Tuy nhiên, hầu như chữ viết chính thống được dùng nhiều Nhất vẫn là tiếng Việt hiện thời. Tiếng Nhật lại rắc rối hơn nhiều. Người Nhật sử dụng tới 3 bộ chữ chính thống, và tất cả đều là chữ tượng hình, không phải chữ latin như người Việt quen thuộc.
Vậy tại sao người Nhật lại phải sử dụng nhiều bộ chữ như vậy, và chúng khác nhau như thế nào?
Trước hết, hãy bắt đầu từ chữ Kanji. Bộ chữ Kanji có tuổi thọ lâu đời nhất và cũng được người Nhật sử dụng phổ biến nhất. Dùng chữ kanji giúp việc đọc hiểu trở nên cực kỳ dễ dàng, và ngôn ngữ mang tính sâu sắc. Tuy nhiên, đến một thời điểm phát triển nhất đinh, chữ Kanji sớm bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong khi tiếng Hán là tiếng đơn âm thì tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp vá phải ghép vài âm tiết mới thành một từ, và từ này khi chia quá khứ, hiện tại, tương lai thì lại khác nhau. Do đó khiếm khuyết của chữ Kanji thúc đẩy việc phải tạo ra thêm một bộ chữ mới giải quyết vấn đề này.
Bộ chữ Hiragana ra đời với hệu quả giải quyết việc chia thì trong chữ Kanji dễ dàng hơn. Chúng ta có thể hiểu như thế này: Ngôn ngữ bao gồm ý nghĩa bên trong và câu từ bên ngoài. Theo đó thì tiếng Nhật sử dụng kết hợp, chữ kanji để ghi ý nghĩa và chữ Hiragana để thực hiện chức năng ngữ pháp. Bằng cách đó, hệ thống chữ viết tiếng Nhật vừa đơn giản, vừa dễ hiểu hơn mà vẫn thực hiện đầy đủ chức năng ngôn ngữ của nó.
Thế còn loại chữ thứ 3, chữ Katakana?
Bảng chữ cái Katakana dùng để phiên âm tiếng nước ngoài (những chữ không có chữ kanji tương ứng) như tên riêng (tên địa danh, tên người) hay thuật ngữ tiếng nước ngoài sang tiếng Nhật. Nếu viết bằng Hiragana thì sẽ rất khó hiểu vì người đọc sẽ tưởng đó là tiếng Nhật và cố suy diễn ra tiếng Nhật. Do đó, cần có một bộ chữ mới chuyên để phiên âm các từ như vậy tránh nhầm lẫn. Ví dụ:
ベトナム:Việt Nam
インターネット:Internet
Ngoài ra, người Nhật còn sử dụng chữ Katakana để nhấn mạnh câu, dùng như chữ viết hoa trong tiếng Việt. Hoặc chữ Katakana còn dùng để gọi tên các loại động thực vật, do nhiều tên động thực vật không thể dùng chữ hán tự (kanji) hoặc là dùng chữ kanji quá phức tạp.
Ví dụ:
(1) Nhấn mạnh: Anh ta là KẺ LỪA ĐẢO.
彼はサギシです。(彼は詐欺師です。)
(2) Tên động vật:
Con người: ヒト(人)
Khỉ: サル(猿)
(3) Tên thực vật:
Oải hương: ラベンダー
Bồ công anh: タンポポ(蒲公英, bồ công anh)
Bách hợp: ユリ(百合, bách hợp)
Cà chua: トマト