Nội dung bài viết

Khám phá Tết Trung thu ở xứ sở Phù Tang

Khác với các nước khác, Người Nhật đón tết trung thu 2 lần mỗi năm. Lân đầu vào ngày 15/8(âm lịch) có tên là JUUGOYA, lần thứ hai vào ngày 13/10 gọi là JUUSANYA. Giống như Việt Nam Tết trung thu ở Nhật cũng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc xong cũng có điểm khác biệt riêng.

 

tet trung thu o nhat ban

Khám phá tết trung thu ở Nhật Bản

 

Tổ chức Trung thu 2 lần một năm duy nhất ở Nhật Bản

Tsukimi được biết đến như một lễ hội truyền thống của Nhật Bản đặt ra, mọi người tụ tập tại nơi có thể nhìn rõ mặt trăng nhất, những cánh đồng cỏ ở Nhật, và dùng bánh gạo, khoai môn, đậu ván, hạt dẻ và nhiều loại đồ ăn khác, thêm vào đó là rượu sake để dâng tặng cho mặt trăng vì một vụ mùa bội thu. Những món ăn đó được biết đến với tên gọi Tsukumi. Do trong các món ăn đó có rất nhiều khoai lang và khoai môn nên ở nhiều nơi trên Nhật Bản, lễ hội này được biết đến với cái tên Imomeigetsu (芋名月) hay “Lễ hội khoai”.

Ngoài 15/8 âm lịch, Otsukimi còn được tổ chức lần 2 vào khoảng 1 tháng sau – ngày 13/9 âm lịch. Nếu đêm 15/8 được đặt cho tên gọi đặc biệt là “đêm 15” (十五夜), thì đêm 13/9 này được gọi là “đêm 13” (十三夜) hay “trăng sau” (後の月). Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng đêm 15 thì nhất định phải ngắm trăng vào đêm 13. Bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui  xẻo hay tai họa! Điều kiêng kỵ này trong tiếng Nhật được gọi là “Kata-tsukimi” (片月見). Đây cũng là một nét khác biệt của Otsukimi Nhật Bản.

 

tet trung thu o nhat ban

Trung thu Nhật Bản được tổ chức 2 lần trong 1 năm duy nhất

 

Cách người Nhật Bản đón Trung Thu

Để thưởng thức đêm lễ trung thu một cách trọn vẹn nhất, bạn cần phải chuẩn bị những thứ như sau:

 

Ngắm trăng:

Nơi ngắm trăng Có thể là trong phòng, trong vườn, ở hiên nhà hay bất kì nơi nào thoáng đãng có thể ngắm trăng thuận tiện nhất. Nếu chọn một nơi mà tầm nhìn bị che chắn thì sẽ không thể thưởng thức đêm trăng tuyệt đẹp này một cách trọn vẹn được! Chính vì vậy, việc chọn địa điểm phù hợp để ngắm trăng nên được ưu tiên làm trước và không nên để “nước tới chân mới nhảy”.

 

nguon goc le hoi ngam trang o nhat ban

Nguồn gốc lễ hội ngắm trăng ở Nhật Bản

 

Vật trang trí:

Vật trang trí phổ biến nhất trong lễ hội Otsukimi chính là một trong bảy loại cỏ nổi tiếng của mùa thu Nhật Bản: cỏ lau (Susuki). Từ xưa, cỏ lau đã được xem như hiện thân của thần Mặt Trăng, đem đến sự sung túc cho gia đình và giúp mùa màng bội thu. Ngoài ra, cũng có nơi cho rằng hình dáng chĩa nhọn của sợi cỏ lau có khả năng xua đuổi ma quỷ. Vì vậy, cỏ lau cũng thường được đem treo trước cửa nhà. Ngoài cỏ lau, vật trang trí khác thường thấy là sáu loại cỏ mùa thu còn lại gồm có hồ chi (Hagi), sắn dây rừng (Kuzu), hoa nữ lang (Ominaeshi), trạch lan (Fujibakama), cát cánh (Kikyo) và cẩm chướng (Nadeshiko), cùng nhiều loại hoa dại gần gũi khác. Có các loại hoa cỏ này tô điểm, buổi ngắm trăng của bạn chắc chắn sẽ trở nên thi vị hơn!

 

Đồ cúng:

Đồ cũng trong ngày tết trung thu ở Nhật Bản

Đồ cúng trong ngày Tết trung thu tại Nhật Bản

     + Bánh Tsukimi-dango:

Ắt hẳn dango đã không còn xa lạ gì với những ai yêu thích quà bánh Nhật Bản! Những chiếc bánh tròn tròn và xinh xắn tựa như những ông trăng nhỏ này chẳng những không thể thiếu trong các lễ cúng nông nghiệp, mà người Nhật còn quan niệm rằng chúng sẽ giúp bạn trở nên khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn. Vào đêm 15, người Nhật thường xếp khoảng 15 viên bánh dango có đường kính 1 thốn 5 phân (tức 4.5 cm) lên dĩa để cúng. Tuy nhiên, tùy theo năm thường hay năm nhuận mà cũng có người chọn số bánh bằng số đêm trăng tròn trong năm là 12 hoặc 13 viên, hoặc giản lược con số 15 đi thành 5 viên. Vào đêm 13/9 thì sẽ cúng 13 hoặc 3 viên bánh. Sau khi cúng, bạn có thể thưởng thức chúng cùng với gia đình.


Các loại rau quả khá củng giống như tên gọi khác của đêm 15 là “Imomeigetsu” (trăng mùa khoai), Otsukimi còn được xem là lễ cầu chúc cho mùa thu hoạch khoai các loại. Do đó, vào đêm này, ta có thể cúng cả khoai tây lẫn khoai môn. Còn đồ cúng thích hợp của đêm 13 là lê hoặc đậu các loại. Thêm vào đó, việc cúng các loại rau quả khác mà tự tay mình trồng còn mang ý nghĩa là cảm tạ thần linh đã mang đến những vụ mùa tươi tốt. Tùy từng địa phương mà các loại rau quả này sẽ khác nhau. Đặc biệt, người Nhật tin rằng nếu cúng những loại trái cây như nho thì điều ước sẽ dễ thành hiện thực.

 

tsukimi dango

Bánh Tsukimi-dango vào ngày rằng ở Nhật Bản

 

Do xã hội ngày càng phát triển cùng với nhịp sống bận rộn nên phong tục ngắm trăng tại Nhật hiện nay ở Nhật đã mai một khá nhiều, nhất là các vùng đô thị lớn. Phần lớn những người ở các vùng nông thôn còn giữ lại được những nét truyền thống của ngày lể này nhằm biết ơn thế hệ đi trước và cầu mong cho mùa được bội thu.

Hãy cùng Trung tâm học tiếng Nhật tại Hà Nội SOFL học tiếng Nhật và khám phá những văn hóa truyền thống của người Nhật Bản nhé.


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT