Nội dung bài viết

Khám phá Rằm tháng giêng ở Nhật Bản

Cũng giống như Việt Nam, Nhật Bản cũng có Rằm tháng giêng với những nét văn hóa, ẩm thực đặc sắc riêng. Hôm nay, hãy cùng Trung tâm tiếng Nhật SOFL tìm hiểu về Rằm tháng giêng ở Nhật Bản có điều gì thú vị và khác với Việt Nam mình nhé.

 

Rằm tháng giêng ở Nhật Bản

Gaikokujinnavi - Koshougatsu (Rằm tháng giêng) ở Nhật diễn ra vào ngày 15 tháng 1. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng Koshougatsu không chỉ diễn ra vào ngày 15 mà sẽ diễn ra từ ngày 14 đến hết ngày 15 hoặc từ ngày 14 đến hết ngày 16 tháng 1.

Bởi vì từ Oshougatsu thực chất là dùng để chỉ về ngày Tết theo lịch âm, nên người ta quyết định lấy tên Koshougatsu để chỉ ngày rằm tháng giêng được diễn ra vào ngày 15 tháng 1.

Theo lịch âm, ngày 1 là ngày bắt đầu của mỗi tháng, ngày 15 sẽ là đêm có trăng tròn nhất, những ngày tiếp theo thì trăng sẽ khuyết dần và cứ như thế sẽ tạo thành một tháng hoàn chỉnh.

Trước khi lịch Trung Quốc được sáp nhập vào Nhật Bản, người Nhật xưa cho rằng hiện tượng trăng tròn là một hiện tượng có năng lực đặc biệt nên họ nghĩ sẽ lấy ngày đầu tiên xuất hiện trăng tròn nhất trong năm làm ngày đầu tiên của năm. Đó cũng là khởi nguồn của cái tên Koshougatsu.

Vào năm thứ 5 thời Minh Trị (năm 1872), lịch dương được áp dụng sử rộng rãi, Oshougatsu được tính từ ngày đầu năm cho đến thời kỳ trang trí cây thông ngày tết, nên ngày 15 tháng 1 đã chính thức được gọi là Koshougatsu.

Tuy nhiên, lịch dương lại không thể quan sát sự chuyển động của mặt trăng nên không đảm bảo rằng vào ngày Koshougatsu thì trăng sẽ tròn.

Ngoài ra, Koshougatsu cũng có thể được gọi là Onnashougatsu (女正月) xem như gửi lời cảm ơn đến những người phụ nữ đã làm việc vất vả trong tuần lễ năm mới ở Nhật. Dường như vào ngày này, những người phụ nữ Nhật Bản sẽ về nhà bố mẹ đẻ và có thể tận hưởng một cách chậm rãi khoảng thời gian này.

 

Rằm tháng giêng ở Nhật Bản

Vào ngày Koshougatsu phụ nữ Nhật Bản sẽ về nhà bố mẹ đẻ và có thể tận hưởng một cách chậm rãi khoảng thời gian này

 

Những sự kiện trong ngày Koshougatsu.

Vào dịp Oshougatsu, thường có các sự kiện để nghênh đón tổ tiên, hoặc là các vị thần tiên của năm mới để cầu mong cho mỗi nhà được hạnh phúc và sung túc, thì vào dịp Koshougatsu thường có những sự kiện liên quan đến nông nghiệp là chủ yếu.

  • Cầu nguyện cho thu hoạch mùa màng.

Để cầu nguyện cho mùa màng được thu hoạch tốt thì người ta sẽ có những hoạt động trang trí như trang trí thành những cây lá liễu với những cái bánh mochi đỏ, trắng được đính kèm trên đó. Những cái bánh như vậy được gọi là Mochibana.

  • Trả nợ ma quỷ

Rằm tháng giêng ở Nhật Bản

"Lễ hội lửa" vào rằm tháng giêng ở Nhật Bản

 

Ngày nay, “Lễ hội lửa” được tổ chức ở đền thờ hay ngoài cánh đồng ở một vài nơi của Nhật Bản được gọi là “Dondoyaki”.

Vào dịp “Lễ hội lửa” này, người ta sẽ đem đốt những cây thông đã được trang trí từ những ngày Oshougatsu hoặc những tấm thẻ câu đối, khai chữ đầu năm.

Người ta nói rằng khi đó, lúc khói bay lên tức là lúc các vị thần cũng bay trở lại thiên đường. Ngoài ra, nếu nướng bánh mochi bằng ngọn lửa đó rồi ăn sẽ giúp cho mùa màng năm đó được thu hoạch tốt, và cơ thể cũng sẽ được khỏe mạnh.

 

Món ăn vào dịp Koshougatsu.

 

Cháo đậu đỏ- Món ăn vào dịp rằm tháng Giêng của Nhật Bản

Cháo đậu đỏ-  Món ăn vào dịp rằm tháng  Giêng của Nhật Bản

 

Vào ngày này, người Nhật có sẽ ăn món Azukigayu (cháo đậu đỏ). Đó là món kết hợp giữa gạo tẻ và đậu đỏ, sau đó nấu lên, rồi ăn kèm cùng với bánh mochi.

Người ta bảo màu đỏ của đậu sẽ tạo ra năng lực xua tan đi mọi điềm dữ, và bạn sẽ có một năm khỏe mạnh khi ăn món cháo đậu đỏ này.

 

Chúc các bạn đang học tập và sinh sống ở Nhật Bản có một ngày Rằm thật ý nghĩa và ấm áp. Hãy trải nghiệm thật nhiều nét văn hóa đặc sắc ở xứ Phù Tang nhé.

 


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT