Học bất cứ một ngoại ngữ nào đương nhiên phải tìm hiểu về bảng chữ cái. Đây chính là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất để bạn học mọi thứ liên quan tới ngôn ngữ sau này.
Người Nhật dùng 3 bảng chữ cái chính đó là Hiragana (Bảng chữ mềm), Katakana (Bảng chữ cứng) và Kanji (Phần chữ Hán). Khi bắt đầu, bạn sẽ phải nắm rõ hai bảng chữ cái đầu tiên để có thể tiến tới học ngữ pháp, còn phần chữ Kanji sẽ được học dần xuyên suốt quá trình học tập tiếng Nhật.
Bảng Hiragana gồm 46 chữ cái cơ bản, được viết bằng những nét cong mềm mại. Ngoài ra còn có các dạng biến thể của nó - là bảng chữ phụ bao gồm bảng âm đục, bảng âm ghép, các âm ngắt và trường âm.
Bảng Katakana có số lượng chữ cái tương đương với chữ mềm, nhưng cách viết chủ yếu là những nét thẳng nối với nhau. Đây là bảng chữ cái người Nhật thường dùng để phiên âm các ngôn ngữ khác như Anh ngữ sang tiếng Nhật.
Kanji là chữ tượng hình mượn từ tiếng Trung Quốc và được người Nhật sử dụng một cách chính thức ngang bằng với hai bảng chữ trên. Nếu bạn học tiếng Trung thì lượng chữ Hán phải nắm được cao hơn rất nhiều so với chữ Kanji.
Tuy nhiên người Nhật dùng chữ Hán phồn thể (Chữ Hán có đầy đủ nét từ ngày xưa) chứ không phải chữ giản thể ngày nay (Chữ Hán đã rút gọn) nên người học gặp không ít khó khăn. Số lượng chữ Kanji được dùng chính thức trong soạn thảo văn bản là 2136 chữ, số lượng chữ Kanji Bộ giáo dục Nhật yêu cầu đưa vào giảng dạy tại các trường đại học là 1945 chữ.
Nhìn vào số lượng chữ nhiều như vậy dễ dẫn đến tình trạng nản chí cho người học. Tuy nhiên nếu chọn được trung tâm Nhật ngữ tốt thì bạn sẽ nắm vững được phương pháp học tập hiệu quả.
Ngoài ra còn có bảng chữ cái thứ tư là Romaji (Phiên âm theo hệ thống chữ Latinh) giúp bạn dễ dàng đọc tiếng Nhật hơn. Nhưng các bạn không nên lạm dụng quá bảng chữ cái này mà quên mất cần tập trung vào chữ Hiragana và Katakana.
Sau khi học chắc bảng chữ cái (2 bảng chữ cứng và chữ mềm) bạn sẽ tiếp tục với việc học từ vựng. Ban đầu là những từ cơ bản nhất sử dụng trong hội thoại đơn giản hàng ngày như cách xưng hô, ngôi thứ trong tiếng Nhật, cách chào hỏi trong ngày, số đếm từ 1 đến 100…
Để học tốt từ vựng, các bạn nên phân loại từ mới theo từng chủ đề cụ thể. Ví dụ, chủ đề câu chào hàng ngày có:
Hoặc chủ đề về màu sắc có:
Điều lưu ý với các bạn trong quá trình học đó là bạn học song song, kết hợp từ vựng với ngữ pháp. Bạn có thể áp dụng cách học xong từ mới nào, đặt câu với từ đó để nhớ lâu hơn. Ví dụ:
Từ しろ: 私の シャツ は しろです - Cái áo của tôi màu trắng
Từ くろ: 彼の髪 は くろです- Tóc anh ấy màu đen
Mỗi một mẫu ngữ pháp bạn càng ứng dụng đặt nhiều câu với các từ mới đã học càng tốt. Ví dụ như bạn đang học bài đầu tiên trong giáo trình Minna no Nihongo, với mẫu ngữ pháp dùng trợ từ [ か] đặt ở cuối câu để biểu thị câu nghi vấn, và các từ mới về đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật, bạn hãy đặt thật nhiều các câu hỏi như:
Kỹ năng hội thoại vô cùng quan trọng đối với người học tiếng Nhật, nếu bạn chỉ chăm chăm học từ mới, nắm rõ ngữ pháp nhưng lại không nghe – nói được cũng bằng thừa.
Giao tiếp cũng chính là một thước đo quan trọng để biết được bạn thành công đến đâu trong việc học ngôn ngữ. Quá trình học tiếng Nhật để giao tiếp đều bắt đầu từ cơ bản đến nâng cao, vậy nên bạn cũng không cần quá hoảng sợ hay hấp tấp.
Hãy bắt đầu từ việc ứng dụng điều bạn vừa học vào các bài hội thoại ngắn trên lớp cùng với bạn bè. Sau đó tập giao tiếp mỗi khi bạn có cơ hội, dần dần mở rộng chủ đề của bài nói cho dài hơn và thú vị hơn.
Sau khi đã biết được câu trả lời học tiếng Nhật bắt đầu từ đâu? thì bạn hãy tiếp tục tìm hiểu về các trung tâm Nhật ngữ uy tín, chất lượng để tham gia học nhé.