Bất cứ ai khi học tiếng Nhật đều biết rằng tiếng Nhật có tất cả 3 bảng chữ cái: bảng chữ mềm Hiragana, bảng chữ cứng Katakana và bảng chữ Hán Kanji. Ba bảng chữ cái này kết hợp tạo nên một hệ thống chữ cái, từ vựng đồ sộ và vô cùng thú vị.
Hai bảng chữ cái đầu tiên khá đơn giản tuy nhiên cũng đã khiến những người học tiếng Nhật tốn kha khá thời gian vào việc học vậy thì bảng chữ cái Kanji với độ phức tạp và con số lên tới hơn 2000 chữ sẽ còn khiến bạn mất bao nhiêu thời gian đây? Con số này thực sự không thể nói trước bởi còn tùy thuộc vào mỗi người ở từng trình độ với các phương pháp học khác nhau. Vậy để học thuộc bảng chữ Kanji một cách nhanh và hiệu quả nhất bạn sẽ phải học như thế nào?
Bản chất của phương pháp này chính là sử dụng trí tưởng tượng phong phú của bản thân để xây dựng lên những câu chuyện thú vị về chữ Hán giúp cho việc ghi nhớ chúng được nhanh chóng và đơn giản nhất.
Ví dụ với chữ 拓 (Thác) có nghĩa là khai thác. Chữ 拓 được tạo thành từ hai bộ thủ là bộ 扌(thủ) mang ý nghĩa là cái tay và bộ 石 (thạch) mang ý nghĩa viên đá. Từ những ý nghĩa riêng rẽ của từng bộ và cấu tạo của chữ ta có thể xây dựng một câu chuyện đơn giản về một người sử dụng tay của mình để khai thác đá. Mỗi khi nghĩ tới câu chuyện này bạn sẽ nhớ ngay tới chữ 拓 và hai bộ thủ tạo nên chữ đó.
Ưu điểm: tạo cho người học sự hứng thú cũng như tăng óc sáng tạo khi phải thường xuyên nghĩ ra những câu chuyện độc đáo. Cách học này cũng giúp bạn nhớ chữ lâu hơn và bạn cũng có thể chia sẻ trao đổi câu chuyện của mình với những người khác, vừa tiết kiệm thời gian lại học hỏi ngay được những câu chuyện độc đáo của bạn bè.
Nhược điểm: Để nhớ lâu được chữ Kanji câu chuyện của bạn phải thật sự hay và sáng tạo. Nếu câu chuyện bạn nghĩ ra không đủ hấp dẫn sẽ dễ khiến bạn quên mất ngay vào ngày hôm sau, điều này vừa làm mất thời gian lại không mang lại hiệu quả cao.
Có thể nói đây là phương pháp học mới và cực kỳ khoa học đã được các bạn học viên trước truyền lại. Bạn không phải mất thời gian để tìm tòi nghiên cứu mà có thể học hỏi ngay cách học tuyệt vời này ngay trong bài viết của SOFL hôm nay.
Như chúng ta đều đã biết mỗi một chữ Hán đều có quy luật cấu tạo của riêng mình đó là được cấu tạo từ các bộ, mỗi chữ Hán sẽ có một bộ chỉ âm và một bộ chỉ nghĩa. Chỉ cần nắm được những quy luật này bạn sẽ có thể dễ dàng học thuộc chúng mà không mất nhiều thời gian.
Ví dụ như sau:
験 (Nghiệm) - Thí nghiệm
倹 (Kiệm) - Tiết kiệm
剣 (Kiếm) - Đao kiếm
険 (Hiểm) - Nguy hiểm
検 (Kiểm) - Kiểm tra
Các bạn có nhận thấy điều gì đặc biệt trong những chữ Hán này không, đó là chúng đều có bộ chỉ âm giống như nhau vì phần phiên âm đều có chung vần “iêm”, riêng bộ chỉ nghĩa khác nhau.
Chữ 倹 (kiệm) có bộ 亻(nhân) chứng tỏ là tiết kiệm
Chữ 剣 (Kiếm) có bộ刂(đao) chứng tỏ là đao kiếm
Chữ 検 (Kiểm) có bộ 木(mộc) thì chính là kiểm lâm đi kiểm tra rừng
…
Ưu điểm: hệ thống được một cách khoa học các chữ có bộ giống nhau, từ đó tăng tốc độ học một cách nhanh chóng.
Nhược điểm: chỉ phù hợp với những bạn đã có một vốn chữ Hán tương đối, trong thời gian đầu sẽ rất dễ bị nhầm lẫn các chữ Hán có hình dáng giống nhau.
Bảng chữ Kanji
Trong hệ thống bảng chữ cái Kanji sẽ có một số chữ một mình một kiểu như chữ 爵(tước), không được cấu tạo theo bất kỳ một quy tắc nào cũng không thể áp dụng học theo các phương pháp trên. Những chữ này sẽ bắt buộc phải học thuộc nếu như muốn nhớ được chúng. Tuy nhiên bạn yên tâm vì số lượng những chữ cái kiểu như này không có nhiều, lâu lâu lại đảo qua ôn lại cũng không phải vấn đề gì lớn.
Ưu điểm: Rèn luyện sự kiên trì của bản thân người học cũng như cho thấy bạn thực sự quyết tâm với việc học chữ Hán.
Nhược điểm: mất nhiều thời gian, dễ gây cảm giác chán nản muốn bỏ cuộc, không hợp với người bận rộn.
>> Download bảng chữ Kanji theo bộ full
Với bộ Kanji đầy đủ này bạn có thể học mọi lúc và lựa chọn cho mình phương pháp học mà bạn cảm thấy yêu thích nhất là cách học chính, kết hợp đan xen cùng các phương pháp học còn lại nhé, Nhật ngữ SOFL tin chắc rằng bạn có thể nắm vững bảng chữ cái Kanji một cách nhanh chóng nhất. Đừng để việc học trở thành gánh nặng khiến bạn luôn cảm thấy stress, hãy thật mềm dẻo, linh hoạt và luôn chủ động nhé!