Dấu chấm câu trong tiếng Nhật được dùng giống như những dấu chấm câu trong các ngôn ngữ khác. Nó đánh dấu sự kết thúc của một câu và người đọc khi đọc sẽ ngắt nhịp.
Trong văn viết hàng dọc, dấu đứng ở vị trí góc trên bên phải của ô kế tiếp của chữ cái cuối cùng. Nếu trong câu trích dẫn trực tiếp, người ta lược bỏ luôn dấu chấm cuối cùng ở trong câu.
Dấu chấm là một hình tròn nhỏ, không phải là dấu chấm bút đơn giản. Phần lớn, khi kết thúc các câu sẽ sử dụng dấu chấm kiểu này, nhưng khi đã kết thúc bằng một từ tiếng Anh thì sẽ sử dụng dấu chấm kiểu châu Âu.
Dấu phẩy trong tiếng Nhật cũng giống như là dấu chấm, được dùng cùng với chức năng như là dấu phẩy ở phương Tây. Nó cũng được để cùng vị trí với dấu chấm trong văn viết đọc.
Dấu phẩy được sử dụng tự do hơn trong ngôn ngữ tiếng Anh. Bạn có thể đặt nó vào bất cứ vị trí nào mà bạn muốn ngắt trong câu, nhưng đừng quá lạm dụng nhé.
Dấu ngoặc vuông này được dùng để trích dẫn những câu trực tiếp. Dấu này khiến người ta thường nhầm lẫn với dấu nháy đơn ‘ ’
Dấu này ít được dùng hơn là dấu vuông đơn, nhưng có mục đích sử dụng như nhau. Nghĩa là trích dẫn lồng ghép với trích dẫn khác, nói cách khác: trong câu trích dẫn trực tiếp có lời nói của một nhân vật hoặc âm thanh của một nhân vật nào đó. Trong tiếng Nhật, dấu này nằm trong dấu nửa - vuông đơn.
Có thể nói dấu lượn sóng này được dùng khá nhiều, bởi dấu gạch ngang được sử dụng làm trường âm trong chữ Katakana. Được dùng để thể hiện một khoảng cách giữa hai con số, nhưng trong tiếng Nhật là thể hiện sự kéo dài, luyến láy của những âm tiết, nguồn gốc của vật nào đấy, hay đánh dấu những phần phụ.
Dấu gạch chéo này đã trở thành dấu chấm lửng ở giữa hai kí tự bên cạnh. Nó thường được sử dụng để chia những từ có nhiều thành phần như tên nước ngoài được viết bằng chữ Katakana. Khi học tiếng Nhật các bạn nên chú ý nhé.
Nó cũng được dùng trong trường hợp các từ tiếng Nhật được đặt cạnh nhau dễ gây ra hiểu nhầm vì những chữ Hán có thể chỉ những thứ khác nhau như tên của các phòng ban trong một cơ quan nhà nước.
Dấu này dùng để chia cách danh sách, làm dấu thập phân khi viết những con số thập phân bằng chữ Kanji và phân chia những thứ cần phải rõ ràng. Ví dụ như: ザー・モンキー
Có thể bạn sẽ nghĩ rằng dấu chấm hỏi của Nhật tự mang ý nghĩa là đòi hỏi sự giải thích hay những câu trả lời. Nhưng nó dùng cho một câu hỏi.
Dấu chấm cảm hay còn gọi là dấu chấm than, thể hiện cảm tình, câu biểu cảm, câu văn thái độ… Trong những bài văn trang trọng, các bạn sẽ không thể nhìn thấy dấu này mặc dù nó có được sử dụng rất nhiều. Đặc biệt là trên các trang mạng xã hội như: Twitter, email…
Chúng lại có khoảng trống, vì vậy khoảng cách khá là thoáng. Chúng thường được sử dụng để ghi cách đọc chữ Kanji bằng chữ Kana, ví dụ:
鰐蟹(わにかに)
Chúng cũng được sử dụng rất nhiều trong các từ điển tiếng Nhật online và những nguồn khác với tư cách CHÚ THÍCH cho từ và câu.
Cũng giống với dấu ngoặc vuông đậm, ngoặc nhọn không có cách dùng nào đặc biệt ngoài việc được sử dụng trong môn toán học.
Các bạn hãy chú ý sử dụng dấu câu tiếng Nhật khi viết tiếng Nhật nhé.