Trong bài học hôm nay, Trung tâm tiếng Nhật SOFL sẽ hướng dẫn bạn cách nói “Không” trong giao tiếp tiếng Nhật hàng ngày:
Trong mối quan hệ bạn bè và kinh doanh, người Nhật sẽ cố gắng hòa hợp, tránh việc xích mích bằng mọi giá. Vì thế nói “không” rất được hạn chế ở Nhật, họ cân nhắc kĩ sử dụng lời nói, đặc biệt là trong mối quan hệ làm ăn.
Nếu nói “không” chính xác trong tiếng Nhật là “iie” thì người Nhật thực tế lại sử dụng rất nhiều những biểu đạt để tránh việc nói “không”. Ví dụ như họ nó chotto để thể hiện việc mình khó mà có thể nhận lời vì lí do gì đó bất tiện.
A:「明日一緒に飲みませんか?」
B: 「ごめんなさい、明日はちょっと用事があって・・・」
A: Ashita, isshyo ni nomi masenka?
B: Gomennasai, ashita ha chotto youji ga atte…
A: Ngày mai, bọn mình đi uống gì đó nhé?
B: Xin lỗi nhưng ngày mai tớ có chút việc bận...
Có lẽ cách tốt nhất để diễn tả giao tiếp mỗi ngày là ta phải hiểu chúng và mức độ của chúng. Ta sẽ chia chúng ra làm 4 nhóm, bắt đầu từ những biểu đạt rõ ràng đến những biểu đạt mơ hồ hơn.
Cách từ chối ai đó bằng tiếng Nhật
Nhóm I
Nhóm đầu tiên thật dễ dàng để hiểu. Muri, dame and dekinai đều có thể được dịch là “không thể, không được”, và được dùng với bạn bè hoặc đồng nghiệp thân thiết. Muri có nghĩa gốc là một điều gì đó không thể thực hiện được dựa theo hoàn cảnh. Về bản chất thì người Nhật đang nói rằng yêu cầu đó trong hoàn cảnh này là không được.
Hãy cẩn thận! Dekinai thực sự không rõ ràng. Từ này thể hiện sự hối tiếc của người nói khi hoàn cảnh không cho phép họ làm theo yêu cầu của một ai đó. Luôn phải ghi nhớ là những biểu đạt này hiếm khi được sử dụng khi phản hồi một yêu cầu trong môi trường kinh doanh.
Nhóm II
Những biểu đạt ở nhóm II có thể được sử dụng trong môi trường làm ăn. Một cách gián tiếp để từ chối lịch sự bằng việc nói rằng nó khó có thể thực hiện. Kibishii và muzukashii ít nhiều có thể hoán đổi cho nhau.
Taihen thì khác ở chỗ, nó ám chỉ rằng đề nghị hoặc yêu cầu đó không dễ dàng bởi vì tình huống phức tạp. Taihen mang tính chủ quan và tạo ra sự mơ hồ giữa những bên tham gia vào các mối quan hệ làm ăn.
Nhóm III
Nhóm III là một sự mơ hồ đến ngay cả chính người Nhật cũng có thể hiểu sai dấu hiệu. Đôi lúc nó được sử dụng nhằm mục đích tránh đi những cam kết hoặc là tránh việc bất hòa khi nhiều bên tham gia trong quá trình quyết định.
Trong số đó thì biểu đạt “kekkou desu” là mơ hồ nhất. Nó vừa có nghĩa là “ok” vừa có nghĩa trái ngược là “không, cám ơn”, ám chỉ rằng thứ đó mình không muốn hoặc không cần. Chú ý là phải dùng nó ở cuối!
Bimyou ám chỉ rằng kế hoạch được đưa ra, nhưng không bên nào chắc chắn việc thực hiện kế hoạch nào. Ý nghĩa của nó không hề rõ ràng. Phần lớn thì quyết định sẽ là từ chối yêu cầu.
Khi ta nói isogashii là để viện cớ từ chối một yêu cầu, người nghe sẽ không cần phải hỏi rằng người đó có thời gian rảnh để thực hiện yêu cầu.
Nhóm IV
Nhóm 4 cũng mơ hồ như nhóm 3 vậy nhưng điểm khác biệt chính là nhóm 4 có khả năng phản hồi mang tính khẳng định. Ban đầu thì yêu cầu bị từ chối nhưng người nhật đang thể hiện việc mình không chắc chắn về hoàn cảnh của mình. Hoàn cảnh có thể thay đổi vào một thời gian không lường trước được trong tương lai. Biểu đạt Rinki ouhen ni taihou suru: 臨機応変に対応する (tùy cơ ứng biến...) thường được dùng để hoãn các quyết định khó khăn tại các cuộc gặp làm ăn khi sự việc không được nhất trí.
Khi giao tiếp tiếng Nhật, bạn hãy thật thận trọng khi sử dụng từ “Không” nhé, nhất là trong kinh doanh. Nhật ngữ SOFL chúc các bạn học giao tiếp thật tốt và chinh phục tiếng Nhật thành công.
>>> Tìm hiểu khóa tiếng Nhật giao tiếp từ cơ bản đến nâng cao tại SOFL