Nội dung bài viết

Biểu tượng của Nhật Bản_ Núi Phú Sĩ

Nhắc tới Nhật Bản không ai là không biết tới biểu tượng núi Phú Sỹ, ngọn núi hùng dũng, hiên ngang cao nhất Nhật Bản. Với người dân Nhật núi Phú Sỹ trở thành "ngọn núi thiêng", "Ngọn Núi Thần" che chở cho nước Nhật, đem đến sự tốt lành, may mắn.
Hoc tieng Nhat co ban
 
Núi phú sĩ - biểu tượng của nhật bản

Với độ cao 3776m, núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản và cũng là ngọn núi được nhiều người Nhật yêu thích nhất. Núi Phú Sĩ nằm trên đường ranh giới giữa hai tỉnh Shizuoka và Yamanashi ở trung bộ đảo chính Honshu.
 
Núi Phú Sĩ có hình chóp tuyệt đẹp, nổi tiếng trên toàn thế giới như là biểu tượng của Nhật Bản đồng thời tạo cảm hứng cho nhiều thế hệ các nghệ sĩ và thi sĩ của xứ Phù Tang. Tuy đã nằm im từ năm 1707, ngọn núi này vẫn được các nhà địa chất học xếp vào loại núi lửa đang hoạt động.
 
Tại đỉnh núi Phú Sĩ có một miệng núi lửa với đường kính khoảng 850m và sâu 220m. Trên núi, cây cối chỉ mọc được từ độ cao 2400-2800m trở xuống, còn từ độ cao đó lên tới đỉnh núi là những sườn núi trơ trụi chỉ có nham thạch. Đường kính ở chân núi, kể cả các vùng nham thạch rộng lớn, vào khoảng 40-50km. Nham thạch từ núi Phú Sĩ được phát hiện thấy ở đáy biển gần Tagonoura, cho thấy dòng nham thạch từng phun lên tới độ cao gần 4000m. Núi Phú Sĩ khác thường ở chỗ hoàn toàn không có hoạt động phun khói hay động đất, tuy là núi lửa tương đối trẻ.
 
Hiện tại, nhiều người leo núi Phú Sĩ như một thú vui. Trong mùa leo núi, từ ngày 1/7 đến 31/8, mỗi ngày có đến hàng chục ngàn người leo núi Phú Sĩ. Song, leo núi Phú Sĩ khởi đầu là một tập tục mang tính chất tôn giáo. Lịch sử của núi Phú Sĩ với vai trò trung tâm hành hương có nghĩa là trước khi việc leo núi này trở thành thú vui giải trí, có rất nhiều quy định nghiêm ngặt cho những ai muốn lên tới đỉnh cao nhất nước Nhật. Một ví dụ là từ năm 1871 trở về trước, phụ nữ hành hương bị cấm không được vượt quá trạm thứ 2. Lý do là vì người ta nói phụ nữ làm ô uế sự hiện diện của thánh thần nên có thể gây ra thời tiết xấu.
 
Hoc tieng Nhat online
 
Núi phú sĩ - biểu tượng của nhật bản
 
Xưa kia có những thủ tục nhất định trong việc leo núi Phú Sĩ. Những người hành hương phải tẩy rửa thân thể trong sạch tại 5 hồ lớn ở chân núi, và lưu lại một đêm tại các nhà trọ kiểu đặc biệt.
 
Những người hành hương mặc đồ trắng, lên tới trạm thứ 8 và nghỉ một đêm trong lều. Sáng sớm hôm sau, họ sẽ lên đỉnh núi để ngắm bình minh, tiếng Nhật gọi là goraiko, sau đó đi một vòng quanh miệng núi lửa trước khi xuống núi theo một đường khác.
 
Ngày nay vẫn có thể gặp những người ăn vận đồ trắng leo núi Phú Sĩ. Họ là các tín đồ của Fujikyo – một đoàn thể vừa mang những yếu tố của Thần đạo, vừa mang những yếu tố của đạo Phật – coi ngọn núi như một nơi linh thiêng. Tục truyền rằng người sáng lập ra Fujikyo đã 128 lần lên tới đỉnh Phú Sĩ trong quãng đời 106 năm của mình.

Hoc tieng Nhat tai Ha Noi
 
Tham khảo chương trình học tiếng Nhật trực tuyến tại SOFL
 
"Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc đã đưa núi Phú Sĩ của Nhật Bản vào danh sách các di sản thế giới của UNESCO. Quyết định này được thông qua vào thứ Bảy trong một cuộc họp của UNESCO được tổ chức tại Phnom Penh, thủ đô của Campuchia.
 

"Fuji-san", như người dân địa phương gọi ngọn núi này, là một biểu tượng thực sự của Nhật Bản và biểu hiện thái độ quan tâm trân trọng của đất nước đối với thiên nhiên. Cùng với núi Phú Sĩ, trong danh sách còn có thêm địa danh "Miho no Matsubara" ở thành phố Shizuoka, nổi danh với những mùa hoa anh đào rực rỡ của mình. Như vậy, hiện nay Nhật đã có 14 chủ thể được công nhận là một phần của di sản thế giới - trong đó có lâu đài "Himeji" ("Lâu đài cò trắng") trong tỉnh Hyogo và Đài tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima."


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT