⇒ Cảm ơn vì bữa ăn
⇒ Xin phép được ăn cơm
⇒ Mời cả nhà dùng bữa
⇒ Cùng ăn cơm thôi
Cách nói này được rút gọn từ câu: “あなたの命を、わたくしの命にさせていただきます”, trong đó:
⇒ Câu nói trên có thể dịch là Xin cảm ơn vì sự sống của bạn đã nuôi sống tôi.
Itadakimasu còn được biết là khiêm nhường ngữ của từ Itadaku - いただく với nghĩa gốc là “đặt lên đầu”. Vào thời Trung đại, người Nhật thường giơ tay lên cao qua đầu khi nhận đặc ân của người trên ban xuống, thể hiện sự kính cẩn biết ơn.
Câu nói này cũng thể hiện ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống Văn hóa của người Nhật. Xuất phát từ hành động đưa tay lên cao để đón nhận đồ cúng dường, biểu hiện lòng biết ơn tới những người đã cho mình đồ ăn, với những đồ ăn mà mình được nhận.
Taberu - 食べる: Ăn
Nomu - 飲む: Uống
Morau - 貰う: Nhận
⇒ Phật giáo vốn coi vạn vật bình đẳng, mọi vật trên đời đều có sinh mệnh riêng, dù là đồ ăn chay hay đồ ăn thường khi được đưa lên, thì con người cũng tiếp nhận nó để duy trì sinh mệnh của chính mình. Vì vậy, trước khi ăn uống nhất định phải nói Itadakimasu.
⇒ Dành cho những người đầu bếp đã bỏ thời gian, công sức ra để nấu những món ăn ngon cho chúng ta thưởng thức
⇒ Dành cho những sinh vật đã hy sinh để tạo ra được bữa ăn này, từ hạt gạo, nước tương, đến rau, cá, thịt…
⇒ Dành lời cảm ơn tới Mẹ thiên nhiên đã ban cho chúng ta lương thực
⇒ Dành cho chính bản thân người ăn, nhắc nhở mình phải ăn hết và ăn thật ngon những đồ ăn được nấu.
⇒ Dành cho người chủ đã mời chúng ta bữa ăn này
- Theo ghi nhận trong sử sách thì từ thời Meiji (1913) các quý tộc nước Nhật dùng cách nói này trước các bữa ăn.
- Khi Truyền hình bắt đầu phổ biến, các bộ phim chủ đề gia đình được trình chiếu nhiều hơn, thì cụm từ này cũng theo đó mà lan rộng, đặc biệt sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
- Vào thời Showa thứ 7, một trường Tiểu học có tên Shimane đã đưa bài đồng dao có câu Itadakimasu trước bữa ăn trưa.
- Đến nay, đây đã là một nghi thức không thể thiếu của người Nhật.
Sau bữa ăn người Nhật sẽ nói Gochisousama desu - ご馳走様です với ý nghĩa cảm ơn vì bữa ăn thực sự rất ngon.
Itadakimasu là một câu nói rất đơn giản nhưng ẩn chứa trong đó thật nhiều triết lý nhân văn của đời sống. Các bạn đừng quên nói Itadakimasu khi tới Nhật Bản hoặc khi dùng bữa với người Nhật nhé.