9 điều Nhật Bản khác Việt Nam Điều thứ nhất :
Nhật Bản một đất nước được mệnh danh là an toàn hàng đầu thế giới, có khoảng 30 nghìn người chết mỗi năm nhưng điều đặc biệt là đều chết vì tự sát. Hơn nửa số tự sát nằm trong độ tuổi 20-30 - Minh chứng rõ ràng cho sự bi quan của giới trẻ - một vấn nạn của đất nước này.
Còn ở Việt Nam năm 2012 có 36 nghìn chết, cũng báo động một vấn nạn đất nước nhưng lại là do nạn giao thông. Trong đó khoảng 10 nghìn người (1/3) tử vong mỗi năm. Rõ ràng tham gia giao thông ở Việt Nam sợ thật đáng sợ, bạn không biết sẽ hi sinh khi nào. Hàng ngày chúng ta luôn phải chiến đấu với tai nạn giao thông, thực phẩm nhiễm độc, y tế không đảm bảo… nhưng có thể khẳng định người Việt Nam luôn lạc quan mỉm cười và ít ai tìm đến cái chết.
Điều thứ 2:
Chiếm hơn 50% dân số đất nước Nhật Bản là tầng lớp trung lưu, mức lương chênh lệch giữa một người chủ doanh nghiệp/giám đốc với nhân viên bình thường nhiều là khoảng 10-15 lần, ít là khoảng 5 lần.
Còn ở nước ta, con số chênh lệch này thật khủng khiếp lên đến 100 - 200 lần. Rõ ràng sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội Việt Nam là rất lớn dẫn đến sự chi phối của đồng tiền, địa vị. Ở Việt Nam cấp trên ví như vua, chúa. Ngoài công việc chính thì sếp Việt luôn có quan niệm nhân viên phải làm cả những việc vặt như xách cặp mang đồ, phục dịch,.. cho mình.
Ở Nhật, dù là cấp trên nhưng họ vẫn rất tôn trọng nhân viên và xã hội Nhật có những khung hình khiến cấp trên khó có thể quát nạt hay to tiếng với nhân viên quá mức nếu không muốn bị kiện. Vì thế, trong công việc thì bạn là cấp trên, nhưng trong cuộc sống bạn cũng giống tôi đều là con người đều có quyền lợi như nhau.
Điều thứ 3:
Ở Việt Nam, quan niệm về thành công khá đơn giản và hạn hẹp. Khung mẫu của thành công thường là tiền bạc, giàu có, dường như có thật nhiều tiền là cái đích cuối cùng của cuộc sống. Và tương tự, quan niệm về tài năng, hay sự giỏi cũng rất hạn hẹp. Lấy một ví dụ đơn giản như : 1 học sinh được đánh giá cao khi giỏi toán, văn, ngoại ngữ. Nhưng những học sinh giỏi môn phụ như thể dục,... thì ít khi được coi là tài năng.
Ở Nhật hoàn toàn khác, khuôn mẫu của thành công không hẳn chỉ là sự giàu có. Vì thế xã hội luôn có chỗ tôn vinh, ngưỡng mộ những con làm việc, hoạt động cần cù, chăm chỉ trong một lĩnh vực nào đó, và cống hiến một cái gì đó cho người khác, cộng đồng. Một tỉ phú cũng giống như một nghệ nhân miệt mài chế tác những món ăn ngon, một y tá tận tuỵ,... đều được ghi nhận và cũng là những tấm gương của sự thành công. Trẻ em ở trường được khen ngợi và đánh giá khi có khả năng về vận động, ngoại khoá, hoạt động câu lạc bộ… chứ không phải chỉ riêng về học hành.
Điều thứ 4:
Điều khác biệt thứ tư là người Nhật có vua. Khi nói đến biểu tượng của sự thống nhất lãnh thổ hay niềm tự hào dân tộc, người Nhật thường nhắcđến Nhật Hoàng. Ở Việt Nam biểu tượng này phải chăng là Hồ Chí Minh? Trong Hiến pháp của Nhật, điều đầu tiên là nói về Nhật Hoàng, người thực sự không có quyền điều hành kinh tế, chính trị và hiến pháp không hề đề cập đến Đảng nào lãnh đạo cả. Hầu như Đảng nào lãnh đạo, hay người nào lên làm thủ tướng đều không ảnh hưởng đến kinh tế Nhật Bản. Vì thế kinh tế xã hội nước này vẫn ổn định dù giai đoạn trước mỗi năm thay thủ tướng 1 lần.
Ở Việt Nam, điều đầu tiên trong Hiến Pháp đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng. Kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ có bước nhảy vọt thần kì hoặc bước lùi trì trệ nếu như có sự thay đổi lãnh đạo hay chính trị. Vì vậy, người Nhật có thể thờ ơ với chính trị còn người Việt Nam thì nên quan tâm đến chính trị nhiều hơn, đặc biệt là giới trẻ.
Điều thứ 5:
Ở Nhật, lãi suất Ngân hàng gần như bằng 0, hơn nửa số doanh nghiệp lớn ( chiếm 50% GDP toàn quốc) kinh doanh bằng vốn tự có chứ không vay ngân hàng. Ngân hàng thì tìm mọi cách nghĩ các business mới để mời cho doanh nghiệp lớn vay mà họ cũng ít vay nhưng lại khắt khe với từng khoản vay của doanh nghiệp nhỏ, vì thế, họ không biết làm sao với số tiền người dân gửi vào tiết kiệm nên chỉ đành biết “giữ hộ” với lãi gần như bằng 0.
Ở Viêt Nam có những thời kì lãi ngân hàng lên tới gần 20% và bạn còn được mặc cả lãi tiền gửi ưu tiên nếu bạn gửi nhiều tiền. Doanh nghiệp Việt thì cũng khát tiền nên ngân hàng có tiền là làm mây làm gió đặc biệt trong giai đoạn trước khủng hoảng.
Điều thứ 6:
Ở Nhật quan hệ gia đình, họ hàng không thân thiết, khăng khít như ở Việt Nam. Con cái thường sống riêng ngay sau khi vào đại học và chỉ gặp người thân trong gia đình vào những dịp lễ tết đặc biệt. Nếu thanh niên vừa vào đại học chưa có tiền thuê nhà riêng hay nộp học phí thì họ vẫn nhận chu cấp từ bố mẹ cho khoản học phí nhưng thường sẽ tự làm thêm để trang trải cho tiền nhà và tiền sinh hoạt.
Vì thế, việc con cái lập gia đình hay độc thân, có sinh con hay không là chuyện mà các bậc phụ huynh ít quan tâm hơn ở Việt Nam. Họ tôn trọng cuộc sống suy nghĩ của con họ và cũng tự hưởng thụ cuộc sống của mình. Người Nhật sau khi về hưu vẫn thường tụ tập bạn bè, đi du lịch, học ngoại ngữ… chứ không giúp con cái trông con, giữ nhà như ở Việt Nam. Điều này khiến các bà mẹ trẻ đành phải nghỉ việc ở nhà nuôi con mình chứ ít nhờ được người thân chăm sóc như ở Việt Nam.
Điều thứ 7:
Xã hội Nhật là xã hội trọng nam khinh nữ. Nữ giới ở Nhật rất ít khi đi làm và thường rất khó nên được vị trí cao như nam giới. Dù trong những năm gần đây, số lượng phụ nữ Nhật đi làm tăng lên, nhưng tỉ lệ này hiện nay cũng chỉ dừng lại ở mức 50% lực lượng lao động nữ. Trung bình chỉ 10% phụ nữ làm quản lí ở Nhật, thấp hơn các nước phát triển khác và chắc chắn thấp hơn Việt Nam.
Nhiều phụ nữ Nhật học cao, vào công ty tốt với mục đích lấy được những anh chồng học cao, làm ở công ty tốt, sau khi kết hôn thì nghỉ làm - Đây thực sự là sự lãng phí tri thức. Vậy nên hãy kết hợp giữa việc hô hào thu hút lao động chất lượng cao nước ngoài vào Nhật để bù đắp cho sự giảm dân số lao động, Nhật nên tạo điều kiện hơn nữa cho những phụ nữ đi làm như nam giới.
Điều thứ 8:
Điều khách biệt thứ 8 rất đặc biệt : Ở Nhật, việc nổi bật không phải lúc nào cũng tốt. Từ mẫu giáo đến hết cấp 3 học sinh có đồng phục- trăm người như một để tránh nổi bật và học sinh không mất thời gian chú ý đến ngoại hình, khi đi xin việc mọi người cũng mặc cùng 1 kiểu vest đen, đi cùng một kiểu giầy, chải cùng 1 kiểu tóc để tránh thu hút sự chú ý của người phỏng vấn bằng ngoại hình. Để sống hoà hợp ở Nhật khả năng cần thiết là phải biết “đọc không khí” – khả năng hoà nhập và đôi khi là phải cố hùa theo xung quanh mệt mỏi.
Công ty Nhật đề cao khả năng chia sẻ kiến thức, giúp đỡ người khác cùng phát triển, chứ không đề cao một tài năng sáng chói lẻ tẻ. Ở Việt Nam, nếu không nổi bật chúng ta khó làm được gì cả. Bạn giỏi thì bạn phải giữ cái giỏi đấy cho mình, nếu bạn chia sẻ kiến thức hay cho người khác rất có thể họ sẽ giỏi hơn bạn và vị thế của bạn bị đe doạ. Đây là sự thực mà các công ty Nhật ở Việt Nam rất khó thay đổi khi họ muốn các nhân viên của mình truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức cho nhau để cùng có 1 tập thể lớn mạnh.
Điều thứ 9:
Điều khác cuối cùng là trong cuộc sống hàng ngày, người Nhật thường nói xin lỗi và cám ơn nhiều hơn ở Việt Nam và thái độ giữa người với người ân cần hơn. Điều đó không phải vì người Nhật tốt hơn người Việt Nam mà là vì xã hội Nhật có nền tảng nhận thức cao hơn Việt Nam, ở nền tảng đó, con người ta phải đối xử với nhau ân cần hơn, lễ phép hơn.
Thông tin được cung cấp bởi: TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở 1 Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội Cơ sở 4: 491B Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội
Email: nhatngusofl@gmail.com
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88
Website : http://trungtamnhatngu.edu.vn/