Luyện nghe tiếng Nhật qua phim ảnh
Với câu ngắn, bạn nghe tương đối rõ từ, rõ chữ, rõ nghĩa và quen nên bạn có thể nhanh chóng hiểu, nhưng với câu dài, việc nắm bắt âm thanh chưa quen cộng với việc ngữ nghĩa của câu nói chưa được bạn hình thành trong đầu nến bạn sẽ không hiểu được, hoặc cố gắng tập trung hiểu từ này thì ko nắm bắt được từ khác, cố gắng hiểu câu này thì sẽ quên câu khác. (Vì khi học tiếng Nhật bạn đang còn gặp khó khăn trong việc nghe và nắm bắt từng từ, khi nghe cả đoạn, nó chưa chuyển hóa thành ngữ nghĩa trong đầu, mà phải dịch, ghép)
Chúng ta hay nghe người ta nói là có 2 quá trình nghe thụ động (tắm ngôn ngữ) và quá trình nghe chủ động. Quá trình nghe thụ động chỉ giúp bạn nâng cao chủ yếu về mặt ngữ âm. Nó giống như việc chúng ta nghe tiếng chó sủa, mèo kêu, chim hót, nó chỉ giúp ta nghe quen tai và phân biệt được các kiểu như: hót véo von, hót líu lo, …. nhưng ta không hiểu nó muốn nói điều gì ? có ý nghĩa gì ? Có những người họ nghiên cứ về tiếng chim, họ có thể bắt chước lại và thể hiện 1 dạng ý nghĩa nào đó như: chim đực gọi chim cái, …. Ý mình tổng kết lại là: Muốn nghe hiểu, ngoài việc luyện nghe, mình cần nắm bắt ngữ nghĩa của âm thanh mình nghe, như vậy mới có thể hiểu.
Bước 1: Nghe thụ động (Tắm ngôn ngữ) Nghe cho đến khi dễ dàng cảm nhận và phân biệt các kiểu âm thanh, nghe rõ các âm cuối, và các hiện tượng về ngữ âm của tiếng Nhật (nối âm, ngữ điệu,…)
Bước 2: Bạn cần hiểu những âm thanh đó mang ngữ nghĩa gì ? (Cần hiểu ngữ nghĩa, hình ảnh, cảm xúc, … mà bạn có thể liên tưởng về mặt ngữ nghĩa và âm thanh)
Bước 3: Bạn nghe và cảm nhận âm thanh thật nhiều (Làm sao để khi người ta nói là mình có thể thấy hình ảnh trong đầu, cảm xúc về điều họ nói)
Nó giống quá trình này: Bạn nói chuyện với 1 người bạn mới quen.
– Ban đầu, hai bên chưa dễ dàng hiểu nhau.
– Sau đó, bạn dễ dàng hiểu những gì bạn mình nói.
– Sau cùng, bạn của bạn chưa kịp nói, mới nhăn mặt, hay cười, bạn đã biết họ định nói gì và bạn chen câu “Thôi ! Tớ biết rồi, không cần nói nữa”
3 bước giúp bạn luyện nghe tiếng Nhật hiệu quả
Đôi khi việc có thể do người ta nói nhanh hoặc do bạn ko tập trung mà bạn cảm thấy chưa nắm bắt được âm thanh, nhưng tình huống, quan điểm, âm thanh mang máng của các từ, … sẽ giúp bạn đoán được điều họ muốn nói.
Trong các kỳ thi tiếng Nhật, người ta hay đưa lời khuyên là nghe từ khóa. Nhưng quá trình nghe để hiệu quả và có thể dễ dàng trong việc nghe bắt từ khóa mà hiểu ngay thì cần học bằng cách nghe nhiều và luyện tập nhiều trên 1 chủ đề nào đó, thì bạn mới dễ dàng trong việc nghe hiểu, lúc đó việc cảm nhận sự có mặt của các từ khóa sẽ giúp bạn có thể hiểu nội dung.
Ở đây giống ví dụ mình lấy ở trên, khi mình quên với 1 ngữ cảnh hay chủ đề cụ thể nào đó, mình có thể dễ dàng đoán, bởi trong mỗi người đều có nhiều trải nghiệm liên quan tới nó, hình ảnh, cảm xúc, âm thanh, quan niệm, ….
Luyện nghe tiếng Nhật qua phim ảnh không chỉ để nghe và xem thôi mà cần phải vừa nghe vừa học đúng phương pháp. Nếu thất bại, hãy bắt đầu lại với những cách trên nhé. Trung tâm tiếng Nhật SOFL chúc bạn sớm thực hiện được ước mơ của mình.