Nội dung bài viết

Mở rộng đối tượng thi Kỹ năng đặc định

Từ tháng 4/2020, Bộ pháp vụ Nhật dã quyết định mở rộng đối tượng thi Kỹ năng đặc định ra rộng hơn. Trong đó đáng chú ý cả thực tập sinh(TTS) bỏ trốn cũng có thể tham dự kỳ thi này.

Từ tháng 4/2019 Nhật Bản chính thức triển khai tư cách lưu trú mới “Kỹ năng đặc định”, tuy nhiên từ khi ban hành đến nay đã hơn 1 năm  nhưng số lượng người được cấp visa mới chỉ đạt dưới 3% so với dự tính của chính phủ.  Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tháng 4/2020, Bộ Pháp vụ Nhật đã quyết định mở rộng đối tượng thi ra rộng hơn. Trong đó đáng chú ý là cả thực tập sinh(TTS) bỏ trốn cũng có thể tham dự kỳ thi này.

Để giải thích cho vấn đề này, anh Toshiharu Oki thuộc văn phòng thí điểm trang web thông tin Cổng trao đổi về Kỹ năng đặc định cho biết, do sự cản trở của một phần các tổ chức quản lý TTS dẫn đến việc chuyển đổi tư cách lưu trú của người lao động bị trì trệ. Các tổ chức quản lý này có xu hướng ép buộc TTS đang làm việc tại Nhật phải theo chế độ cũ trong 5 năm mà không cho người lao động được quyền tự chuyển đổi sang tư cách lưu trú mới. Nếu như muốn tiếp nhận lao động Kỹ năng đặc định, các tổ chức quản lý này cần đăng ký trở thành Tổ chức hỗ trợ được cấp phép(登録支援機関) và điều kiện được cấp phép đó là trong 1 năm không có TTS bỏ trốn. Vì vậy, đối viows các tổ chức quản lý không tốt, việc không thể trở thành Tổ chức hỗ trợ được cấp phép sẽ kéo theo việc lợi ích chỉ có thể thu được chừng nào học còn duy trì được chế độ TTS.

Visa kỹ năng đặc định mới

Việt Nam và Nhật Bản đã trao đổi về biên bản hợp tác MOC- Cung cấp thông tin về tư cách lưu trú mới Kỹ năng đặc định -Tokuteigino

Một vấn đề nữa bị chỉ trích là việc thiếu sự chuẩn bị kỳ thi Kỹ năng đặc định ở ngoài lãnh thổ Nhật Bản. Trong 14 ngành nghề có đến hơn nửa hiện đang không tiếp nhận lao động theo Kỹ năng đặc định. Điều đáng nói là tại Việt Nam hiện nay chưa bắt đầu tổ chức kỳ thi này trong khi Việt Nam là nước cung cấp nguồn lao động quan trọng cho Nhật Bản.

Trong bối cảnh đó, những người đứng đầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã nói như sau:

Chính phủ Nhật Bản vốn dĩ ban đầu muốn loại bỏ môi giới ra khỏi thị trường lao động để tiếp cận trực tiếp nguồn cung lao động, tuy nhiên đối với Chính phủ Việt Nam, người lao động ngoài nước với vai trò nguồn lực xuất khẩu lao động là tài sản quốc gia. Vì vậy, để làm các thủ tục XKLĐ vẫn cần thông qua môi giới nên không có lý do gì để cần phải đổi tư cách của các TTS sang Kỹ năng đặc định, do đó dẫn đến việc kỳ thi chưa được quyết định tại Việt Nam”

14 ngành nghề được tham gia thi Kỹ năng đặc định

Đối mặt với thực trạng đó, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định mở rộng cơ hội dự thi trong nước cho nhiều đối tượng. Đáng chú ý đó là những người có visa lưu trú ngắn hạn như visa du lịch(trong vòng 3 tháng) đã có thể dự thi. Điều này nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia XKLĐ trong đó có Nepal. Ở Nepal hiện nay chỉ có kỳ thi cho ngành Hộ lý đang được tiến hành, tuy vậy mật độ khá thứ thớt, trong khi lực lượng lao động trẻ của quốc gia này rất nhiều người mong muốn làm việc tại Nhật. Vì lý do đó, các tour tổ chức cho người Nepal sang Nhật để thi Kỹ năng đặc định đang trong quá trình chuẩn bị.

Trong quyết định mở rộng đối tượng lần này, không chỉ có những người lưu trú ngắn hạn, mà còn có du học sinh đã thôi học và TTS bỏ trốn cũng đã được công nhận tư cách thi. Tuy nhiên việc có tư cách thi và việc có được cấp tư cách lưu trú hay không là 2 chuyện khác, vì việc cấp visa phụ thuộc vào quá trình xem xét hồ sơ của Cục xuất nhập cảnh. Chưa kể đến việc mở rộng đối tượng thi nhưng không đảm bảo việc cấp tư cách lưu trú sẽ dễ dẫn đến tình trạng số lượng người tìm cách sang Nhật với visa ngắn hạn giả mục đích thi tìm cách bỏ trốn sẽ có nguy cơ tăng lên trong thời gian tới.

 


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT