Món ăn Nhật Bản được nhiều người dân Việt Nam yêu thích
Một điều không thể bỏ qua đối với du học sinh Nhật là tại một số đất nước khác , người dân có thói quen là mặc cả giá sau khi ăn thử. Tại Nhật Bản, không được tùy tiện ăn thử một món đồ bày trong cửa hàng. Trường hợp cho ăn thử thì sẽ được thông báo cho mọi người biết. Nếu không, bạn sẽ thực sự gặp rắc rối với người của cửa hàng.
Không nên trả giá khi mua đồ ở Nhật Bản
Tại các cửa hàng bán lẻ, tất cả hàng hóa đều có ghi giá. Có trường hợp những mặt hàng như thịt, cá, rau, trái cây không ghi giá trên đó, hoặc bán thấp hơn giá đã in thì chắc chắn có bảng giá để riêng ở chỗ khác.
Thường thì thì khách mua người Nhật mua theo đúng giá bàn, hàu như không bao giờ mặc cả để giảm giá. Phía cửa hàng cũng không bán gian lận với giá cao hơn. Nếu cửa hàng muốn gian lận ép giá bán thì khách mua sẽ biết và của hàng đó sẽ bị mất chữ tín, lòng tin. Nếu thấy ở của hàng này giá đắt thì chuyển sang cửa hàng khác mua. Tập tục, thói quen buôn bán như thế này có lẽ là kiểu riêng của Nhật. Nếu bạn mặc cả ở cửa hàng, khả năng cao là sẽ bị ghét.
Nếu bạn học tiếng Nhật và sinh sống tại đó bạn nên biết, tại Nhật khi một cửa hàng phát triển lên một quy mô lớn nào đó thì phần lớn sẽ chuyển sang hình thức tự phục vụ. Tại những cửa hàng tự phục vụ thì có chế độ tự lấy thứ mình muốn lấy và bỏ vào giỏ đựng đồ của cửa hàng, cuối cùng thanh toán tiền chung một lần tại quầy thanh toán. Có thể tự chọn nhiều mặt hàng, có nhiều cửa hàng mở cửa suốt 24h, rất tiện lợi.
Tuy nhiên, tại những cửa hàng như vậy thì có trường hợp hàng không có ghi giá, mà chỉ có ghi cái gọi là mã vạch. Mã vạch này dù khách hàng có xem cũng không hiểu được. Khi trả tiền sẽ có máy quét đọc loại hàng và giá cả một cách tự động.
Trong một cửa hàng tự phục vụ rộng lớn, ngoài những nơi ở gần máy tính tiền thì không có người của cửa hàng. Cửa hàng luôn luôn có camera đặt trên trần nhà của cửa hàng nên nếu định ăn lén thì sẽ bị phát hiện ngay.
►Một số điều bạn cần chú ý
♦Không tự ý bốc hàng hóa và ăn thử
♦Sử dụng làn của cửa hàng, không bỏ trực tiếp vào bao mang theo đi mua hàng
♦Nếu không có dự định mua thì không được lục lọi lung tung hoặc sờ bóp hàng hóa
♦Không cầm hàng hóa lên rồi đặt sai vị trí cũ.
♦Không mặc cả
Quầy hàng không người bán độc đáo ở Nhật Bản
Nếu mua hàng ở của hàng thì thông thường phải trả thuế tiêu thụ là 5% của giá mua hàng. Nếu không biết việc này thì khi bị lấy thêm 5% so với giá hàng hóa thì có thể bạn sẽ nghĩ là mình bị tính nhầm. Tại Nhật không bao giờ có việc gian dối khi tính tiền hoặc cố ý tính tiền cao hơn. Và đừng quên nói câu cảm ơn sau khi đã mua hàng để thể hiện sự tôn trọng và gây thiện cảm nhé! Cảm ơn tiếng Nhật là gì chắc bạn cũng nói được dễ dàng đúng không nào?
Thông thường, giá hàng hóa sẽ có chữ như “giá chưa bao gồm thuế tiêu thụ”, “giá đã bao gồm thuế” và bạn cần nhìn kỹ thông tin này để có sự tính toán chính xác nhất khi mua hàng.
Trường hợp tính giá sai thường rất ít khi xảy ra vì người Nhật sống rất nguyên tắc, không bao giờ có chuyện gian dối hay cố ý tính tiền cao hơn để thu về lợi nhuận làm giàu cho bản thân.
Là một du học sinh Nhật, bạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ về phong tục tập quán, lối sống của con người Nhật Bản mạnh mẽ, quyết đoán. Hi vọng với những thông tin mà Trung tâm tiếng Nhật SOFL chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích trong vấn đề mua sắm tại Nhật Bản.