Những điều kỳ lạ ở Nhật Bản
Tôi cũng không chắc là bạn có đang sống ở Mỹ hay không, và những điều thuộc về phong tục tại Nhật dưới đây hẳn sẽ không kỳ lạ với bạn cho lắm nhưng nếu so chúng với xã hội Mỹ thì ít nhất là nó khá là lạ lùng đấy.
Không bo cho dịch vụ
"Bo" (tips) là một phần vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày tại Mỹ. Tiền bo cho hầu bàn, lái xe, lễ tân, và người pha chế rượu. Ai cũng thích được nhận tiền bo. Tuy nhiên tại Nhật, điều này là chuyện không được hưởng ứng.
Nếu bạn bo một người nào đó ở Nhật, họ sẽ cảm thấy bối rối rằng vì sao bạn lại đưa họ quá nhiều tiền như vậy, và họ sẽ khăng khăng rằng bạn phải nhận tiền thối lại. Một vài công nhân viên sẽ cảm thấy có lỗi vì số tiền thừa đó và không biết làm thế nào với chúng. Họ phân vân rằng có phải trả thuế cho việc này không hay họ có cần phải báo cáo lại chuyện này cho cấp trên hay không. Một vài người làm thuê còn cho đó là việc làm mất phẩm giá.
Khi không ai bận tâm về tiền bo, thì không khí sẽ trở nên thoải mái hơn nhiều. Người hầu bàn của bạn sẽ không lượn qua lượn lại bàn ăn của bạn mỗi năm phút để xem mọi chuyện ổn không. Bạn sẽ ăn đồ ăn của mình, và người hầu bàn sẽ làm việc của họ. Bạn trả tiền cho đồ ăn của bạn, và người hầu bàn nhận được khoản lương đúng với những gì họ phải và đã làm. Tất cả đều thắng. Đừng dùng tiền bo tại Nhật Bản.
Không giữ cửa mở cho người khác
Không nên giữ cửa cho người khác ở Nhật Bản
Được rồi, đây cũng không phải điều gì nghiêm trọng tới mức không nên làm tại Nhật, nhưng bạn cũng nên chắc chắn là đừng ngạc nhiên khi người ta không giữ cửa mở hay ai đó không làm vậy với bạn.
Đối với xã hội và văn hóa tại Nhật, chuyện một người đàn ông phải giữ cửa cho một cô gái không phải là chuyện đáng ghi vào sổ tay. Họ không có thói quen làm như thế. Vì thế nếu không ai mở cánh cửa nào cho bạn, hay nếu họ trở nên vô cùng ngạc nhiên khi bạn làm vậy với họ, thì bạn biết vì sao rồi đấy. Đến cả cửa taxi bạn còn phải tự mở cơ mà – tuy nhiên cũng không phải lo lắng.
Xô đẩy trên tàu và xe điện ngầm
Tàu và xe điện ngầm như kiểu, siêu đông tại Nhật Bản, đặc biệt là tại các thành phố lớn vào giờ cao điểm. Để lên hay xuống những khoang tàu đông ngẹt này, người Nhật phải xô đẩy người khác một chút để có thể xuống được đúng bến mà họ muốn trước khi cửa tàu đóng lại. Điều này là không thể tránh được. Bởi vì đây là chuyện thường tình đối với những người ở đây khi làm vậy, hầu như những lời xin lỗi khi xô đẩy người khác như thế được bưng bít lẫn nhau vì ai cũng như thế cả.
Nếu bạn cảm thấy bạn buộc phải đẩy người khác thì đây là cách lịch sự và trang trọng nhất có thể. Trước tiên, chỉ đẩy khi bạn bất đắc dĩ phải làm như thế, và đẩy một cách nhẹ nhàng thân thiện bằng cơ thể mình, chứ không phải bằng tay. (nếu có thể) Nếu bạn đang cầm túi hay đồ gì đó trên tay, thì hãy đưa nó ra đằng trước hoặc đằng sau để không va vào những người mà bạn đang cố chen qua.
Thêm vào đó, bạn cũng có thể để người khác biết rằng bạn đang muốn xuống bằng cách nói “orimasu” (cho tôi xuống). Như thế họ sẽ biết là vì sao bạn đang đẩy để đi qua họ. Hơn nữa, vì hầu như người ta không xin lỗi khi đẩy, nếu bạn cảm thấy bạn thực sự muốn ai đó tránh đường cho bạn, bạn cũng có thể nói “sumimasen” để mọi chuyện suôn sẻ hơn.
Gọi lớn hầu bàn
Hầu hết khi bạn cần cái gì đó trong một nhà hàng tại Mỹ, bạn phải đợi người phục vụ đến bàn của mình. Thông thường thì khoảng thời gian đó cũng không quá lâu, vì họ phải chắc chắn rằng họ đang cố gắng làm việc vì bạn để có thể nhận tiền bo. Nhưng chuyện đó thì không có tại Nhật. Ở Mỹ, việc búng tay hay gọi lớn để yêu cầu là một điều khá bất lịch sự. Tại Nhật, bạn có thể nói “sumimasen” và ai đó sẽ có mặt để giúp bạn ngay.
Tôi thực sự đã từng tận mắt chứng kiến chuyện này ở một nhà hàng tại Tokyo. Bạn tôi và tôi muốn yêu cầu thêm nước cho bữa ăn của mình, nhưng nữ hầu bàn chỉ chăm chăm vào làm việc của cô ấy mà không để ý gì cả. Khi chúng tôi nhận ra cô ấy không có ý định qua bàn chúng tôi để nhận yêu cầu, một trong những người bạn đã gọi lớn “sumimasen” và cô ấy ngay lập tức có mặt tại bàn. Điều này khá là lạ đối với tôi lúc đầu với kiểu phục vụ như thế này trong một nhà hàng, nhưng đó là cách làm việc của họ.
Húp mỳ sùm sụp
Húp mỳ sùm sụp lại được coi là lịch sự
Ở Mỹ, bạn không được tạo ra tiếng ồn khi ăn cái gì đó. Không húp súp, mỳ, hay bất cứ cái gì thành tiếng. Tuy nhiên ở Nhật thì việc thành tiếng hay không lại ngược lại hẳn. Phải ra tiếng thì mới lịch sự. Khi ăn ramen, soba, udon hay các thứ như thế, hãy cứ thoải mái tạo tiếng ồn đi, và càng to càng tốt. Vài người nói rằng hành động như thế giúp giảm độ nóng của mỳ khi bạn ăn, và có người thì nói rằng nó làm tăng thêm hương vị. Dù lý do có là gì, thì bạn cứ thoải mái ăn thật lớn!
Đối với nhiều người nước ngoài, gồm cả tôi, việc ăn đồ ăn tạo thành tiếng như thế này thật lạ lẫm và tôi không tài nào làm quen nổi. Vì thế dù có là ở Nhật Bản hay không tôi cũng không làm vậy.
Cầm bát (hoặc đĩa) lên
Cái này cũng giống với cái ăn thành tiếng kia. Nhưng ở Nhật, thì việc cầm bát lên húp khi bạn ăn là điều chấp nhận được. Điều này khiến việc di chuyển những thứ như cơm hay mỳ trong bát vào miệng bạn dễ dàng hơn. Tại Mỹ, bát với đĩa là phải ở trên bàn, và bạn buộc phải đưa thức ăn liên miệng bằng thìa hoặc dĩa, hay bằng cái gì thì tùy bạn. Nhật Bản (và tôi) nghĩ rằng tập quán này khá là phiền phức, nên chúng tôi đều cầm bát lên mà húp cho nhanh.
Uống rượu nơi công cộng
Cuối cùng, nhưng chưa phải hết. Một trong những điều tối ít thích nhất tại Mỹ, là không được phép nốc rượu ngoài đường. Điều này khá là khó chịu. Tại Nhật (và chắc chắn là ở những nơi khác nữa), chẳng có luật nào là không được làm vậy cả. Bạn có thể uống chút bia trên tàu từ trường hay chỗ làm về nhà, hay ở ngoài công viên, hay thậm chí ngoài biển. Bạn có thể thoải mái mà nốc mà không sợ có ông công an nào đó tới túm bạn lại và làm hỏng cuộc vui. Ở Nhật, bạn muốn uống gì thì uống, thích uống chỗ nào cũng được, như thế thật tuyệt.
Đối với truyền thống ở Mỹ, việc nốc rượu ngoài đường là việc vô cùng tồi tệ, và chúng tôi phải thực hiện cái hoạt động uống rượu này ở một nơi có mái đàng hoàng, hoặc trong vòng kiểm soát tài chính của chúng tôi. Có thể một ngày nào đó thói quen này sẽ thay đổi. Nhưng cũng có thể lại không.
Và vẫn còn nữa…
Đây mới chỉ là 7 điều mà không được khuyến khích hoặc được khuyến khích tại Nhật mà ngược hẳn so với Mỹ. Tôi chắc là còn có nhiều điều khác nữa trong việc khác nhau giữa cách xử sự giữa hai quốc gia.
Chúc các bạn học tập vui vẻ!