Bảng chữ cái Hiragana

Bảng chữ cái Hiragana là một trong 3 bảng chữ cái tiếng Nhật quan trọng bắt buộc bạn phải nhớ khi muốn chinh phục tiếng Nhật. Để nói và viết tiếng Nhật, thì bạn phải bắt đầu từ việc học cách phát âm và cách viết. Hãy cùng giáo viên tại SOFL luyện viết và phát âm bảng chữ cái này nhé.

Cách viết và phát âm chữ cái Hiragana

  • Hàng 1. Nguyên âm

Nguyên âm i - い: có cách đọc giống cách phiên âm, nó được phát âm tương tự như chữ “i” trong tiếng Việt như trong các từ “chi tiết” hay “ chia ly”. Bạn có thể nhận thấy các nét viết trong âm này khá giống với cách viết chữ “i”.

Nguyên âm a - あ. Trong bảng Hiragana âm o được viết gần giống âm a và phát âm giống chữ “a” trong tiếng Việt. Hãy phân biệt chúng bằng cách nhớ sau: Chữ あ (a) có một hình tam giác nằm ở giữa, trong khi đó chữ お (o) lại không có.

Nguyên âm o - お. Người Nhật phát âm chữ này giống chữ “ô” trong tiếng Việt chúng ta trong từ “ô tô”, “cái ô”. Hãy học kèm với nguyên âm a để nhớ cách viết.

Nguyên âm う - u. Hãy nói giống chữ “u” và “ư” trong tiếng Việt. Hãy nhớ trong chữ う có một chữ giống chữ “u” tiếng Việt nằm ngang - đó chính là cách viết.

Nguyên âm え - e. Âm thanh được phát ra lai giữa “e” và “ê”, giống phát âm chữ “ê” trong “con bê”.

  • Hàng “k”

Hàng tiếp theo là hàng “k”. Bạn chỉ cần ghép phụ âm “k” với các nguyên âm  ở hàng một, ta sẽ được các từ か (ka), き (ki), く(ku), け (ke), こ (ko).

  • Hàng 3: Hàng “s”

Hàng tiếp theo là hàng “s”. Tương tự như “k”, phụ âm “s” sẽ được kết hợp với các nguyên âm để tạo ra hàng này. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một trường hợp là khi kết hợp với nguyên âm “i” thì phiên âm là “shi” nhưng đọc lại giống chữ “she” trong tiếng Anh. Hãy lưu  ý để đọc cho đúng nhé.

  • Hàng 4: Hàng “t”

Trong hàng này chúng ta có hai trường hợp ngoại lệ là âm “chi” và “tsu”. Ta không kết hợp chữ “t” với các nguyên âm để biến thành “ti” và “tu” mà sẽ được phiên âm thành hai chữ  mới là ち (chi) và つ (tsu). Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến cách phát âm của chữ た và と. Phiên âm là “ta”, “to” nhưng người Nhật phát âm 2 chữ này là “tha” và “tho”, giống với chữ “th” (phát âm nhẹ) trong tiếng Việt.

  • Hàng 5: Hàng “n”

Hàng này ta cũng chỉ việc ghép phụ âm “n” vào lần lượt các nguyên âm. Hàng ngày không có trường hợp đặc biệt. Hàng “n” gồm: あ (na) - に (ni) - ぬ (nu) - ね (ne) - の (no).

  • Hàng 6: Hàng “h”

Hàng “h” có một trường hợp đặc biệt ta cần lưu ý đó là khi ghép với nguyên âm “u” ta sẽ phiên âm thành “fu” chứ không phải “hu” theo nguyên tắc. Khi nói, người Nhật thường phát âm chữ này giống chữ “hư” và “fu”.

  • Hàng 7: Hàng “m”

Hàng “m” không có trường hợp đặc biệt nào, chúng ta được các chữ ま (ma) - み (mi) - む (mu) - め (me) - も (mo).

  • Hàng 8: Hàng “y”

Hàng này chỉ có 3 chữ cái や - ゆ và よ. Từ lâu, trong tiếng Nhật âm “ye” và “yi” đã từng được sử dụng, nhưng vì có cách phát âm giống nhau nên hiện nay chỉ sử dụng え (e) và い (i).

  • Hàng 9: Hàng “r”

Cách ghép chữ giống nhau, nhưng phát âm thì thường người Nhật nói giống “l” hơn, tức là “la”, “li”, “lu”, “le”, “lo”.

  • Hàng 10: Hàng chữ cuối

Hãy chú ý chữ ん có ba cách đọc”

  • ん đọc là “m” khi nó đứng đằng trước 3 phụ âm “p” - “b” - “m”.
  • ん sẽ phát âm là “ng” khi đứng trước “k” - “w” - “g”.
  • Các trường hợp còn lại đều được phát âm là “n”.

Bảng âm đục, âm ngắt, âm ghép và trường âm trong bảng chữ Hiragana

Bảng âm đục

Khi đã quen với bảng chữ Hiragana thì việc học bảng âm đục và những bảng phụ sau sẽ rất dễ dàng. Đây là bảng bổ sung thêm 25 âm tiết, và bổ sung bằng cách thêm 2 dấu phẩy ở trên đầu các chữ cái trong bảng Hiragana, hay còn gọi là “tenten”. Cụ thể như sau:

  • か (ka) → が (ga): Tất cả các chữ cái thuộc hàng “k” đều đi cùng dấu phẩy để biến âm “k” trở thành âm “g”
  • さ (sa) → ざ (za): Khi những nguyên âm ghép với phụ âm “s” thì sẽ chuyển sang âm “z”. Ngoại trừ chữ し, khi đi với dấu phẩy nó sẽ chuyển thành “Ji”
  • た (ta) → だ (da): chữ thuộc hàng “t” sẽ chuyển sang âm “d”, trừ ち và つ. 2 chữ này khi thêm dấu phẩy sẽ có cách phát âm gần giống với じ (Ji) và ず (Zu)
  • は (ha) → ば (ba)/ぱ (pa): Điểm đặc biệt ở hàng này là các chữ có thể kết hợp cùng cả 2 loại đó là dấu phẩy và dấu hình tròn (dấu khuyên tròn). Khi dùng dấu phẩy, âm “h” sẽ thành âm “b”.

bảng âm đục chữ cái Hiragana

Bảng âm đục Hiragana

Bảng âm ghép

Là bảng mà các âm tiết được ghép lại từ 2 âm đơn với nhau, được gọi là “âm đôi”. Các chữ や, ゆ, よ sẽ được viết nhỏ lại như ゃ, ゅ, ょ.

bảng âm ghép tiếng nhật

Bảng âm ghép tiếng Nhật Hiragana

Bảng âm ngắt

Âm ngắt là những khoảng ngắt khi ta phát âm.

Được biểu thị bằng chữ つ viết nhỏ, và ta sẽ gấp đôi phụ âm đằng sau nó.

Ví dụ:

いっぱい - một chén

けっこん - kết hôn

Trường âm

Trường âm là nguyên âm được kéo dài ra, cùng với đó là ý nghĩa cũng sẽ khác đi.

Ví dụ: âm あ có độ dài là 1 chữ thì âm ああ có độ dài là 2 chữ. Từ おばさん nghĩa là cô, bác gái, viết theo trường âm thì おばあさん sẽ dịch là bà.

Trường âm của cột [あ] thêm [あ] sau chữ Katakana cột [あ]

Trường âm cột [い] và [え] thêm [い] vào sau chữ Katakana. Trừ ええ: Vâng, ね: Này, あねえさん: chị gái

Trường âm cột [う] thêm [う] vào sau chữ Kana

Trường âm cột [お] thêm [う].

Bài viết trên của chúng tôi về bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana đã mang lại cho bạn nhiều thông tin về cách viết, cách phát âm bảng chữ này cũng như những bảng chữ đi kèm theo nó rồi đúng không?. Hãy kiên trì và luyện tập thật tốt để hoàn thành mục tiêu của mình nhé!. Hãy đón chờ những bài viết sau của Nhật Ngữ SOFL.