Nội dung bài viết

Phân tích các thành phần câu trong tiếng Nhật

Để giúp các bạn nắm rõ bản chất của cấu trúc câu và ngữ pháp tiếng Nhật hơn, Nhật Ngữ SOFL sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về đặc điểm và các loại câu, thành phần trong câu cùng với những trợ từ cơ bản trong tiếng Nhật.

                   

1. Đặc điểm

– Vị ngữ thường là danh từ còn tính từ và động từ bao giờ cũng đứng ở cuối mỗi câu.

– Câu trong tiếng Nhật giống như tiếng Hàn thường hay lược bỏ chủ ngữ, nhất là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai khi giao tiếp.

– Tiếng Nhật dùng nhiều trợ từ tham gia làm các thành phần trong câu: trợ từ sẽ xác định chủ ngữ, bổ ngữ, tân ngữ...

– Trong văn viết của Nhật hay dùng hình thức Ukemi để diễn tả những câu mang tính khách quan.

2. Có ba loại câu

a) Câu danh từ hay còn gọi là câu vị ngữ danh từ

Ví dụ: わたしは貿易大学の日本語学部の学生です。

Tôi là một sinh viên học Khoa tiếng Nhật - Trường đại học Ngoại thương.

b) Câu tính từ gọi là câu vị ngữ tính từ)

Ví dụ: きのうのテストはわたしにはとても難しかったです。

Hôm qua, bài kiểm tra rất khó. (1)

東京は交通がとても便利です。

Tình hình giao thông ở thành phố Tokyo rất thuận lợi.(2)

Câu (1) là tính từ đuôi “i” hay còn gọi là tính từ 1

Câu (2) là tính từ đuôi “na”, gọi là tính từ 2.

c) Câu vị ngữ động từ (câu động từ)

Ví dụ: 関先生は前に貿易大学で日本語を教えていました。

Trước đây thầy giáo Seki đã dạy môn tiếng Nhật ở Trường Đại học Ngoại thương.

 

các thành phần câu trong tiếng nhật

Ngữ pháp tiếng Nhật

3. Thành phần câu

Thành phần câu theo thứ tự là: Chủ ngữ – vị ngữ – bổ ngữ – định ngữ

a) Chủ ngữ đi với các trợ từ “ga”, “wa”, “mo”

Ví dụ:

あの人が山本さんです。山本さんも 日本人です。

chủ ngữ                chủ ngữ

Ngài ấy là ông Yamamoto. Ông Yamamoto cũng là người Nhật Bản.

b) Vị ngữ thường đi với các trợ từ “no” cộng thêm trợ động từ “desu” để biểu thị sự khẳng định hoặc cộng với trợ từ “kara” hoặc các danh từ hình thức “tame” “wake” + “desu” để chỉ nguyên nhân, lý do sự việc...

Ví dụ: だから、夕焼けは、西の方の空が、かなり広い範囲にわたって、よく晴れている証拠なのである。

Chủ ngữ (danh từ + trợ từ “wa”) và vị ngữ (danh từ + “no dearu” phải thêm “na” đằng trước “no”).

Chính vì vậy, màu ráng chiều xuất hiện là dấu hiệu bầu trời phía Tây hửng nắng rất to.

c) Bổ ngữ luôn đi với các trợ từ “ni”, “de”, “te”, “to”, “wo”, “kara”, “node”...

Trong một câu có thể có đến hai chủ ngữ, được gọi là đồng chủ ngữ. Khi đó hai chủ ngữ thường nối với nhau bằng các trợ từ “to” “ga”, hoặc dùng trợ từ “mo” hai lần để thay thế cho trợ từ “to” và “ga”. Còn bổ ngữ thì có thể có nhiều và là thành phần phụ đứng trước danh từ, được gọi là định ngữ.

Ví dụ:

山下さんも 田中さんも、英語はあまり 得意じゃないでしょう

chủ ngữ 1              chủ ngữ 2 (đồng chủ ngữ)

d) Định ngữ

Là một thành phần phụ trong câu, phụ thuộc vào danh từ và có chức năng đưa ra các thuộc tính đặc trưng của các sự vật, hiện tượng...

Định ngữ trong câu có thể là một danh từ, tính từ, động từ, trạng từ. Nó cũng có thể là một câu đơn độc lập hay một cụm chủ vị.

4. Trợ từ tham gia thành phần câu

a) Trợ từ “ga”, “wa”, “mo” đi với một số những thành phần trong câu để xác định chủ ngữ.

b) Trợ từ “no” đi với danh từ 1 thì danh từ ấy được xác định là định ngữ của danh từ 2 đi phía sau. Ngoài ra trợ từ này còn có chức năng thay thế cho trợ từ “ga” trong định ngữ là

Ví dụ: あそこに止まっているのは、渋谷行きです。

(“no” danh từ hoá cho cụm từ có nghĩa là chiếc xe)

Nếu bạn là người bắt đầu học tiếng Nhật và phải làm quen với một khối lượng trợ từ, cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật lớn thì đây là một bài viết không thể bỏ  qua được. Hãy lưu lại để phục vụ cho quá trình học tập nhé!.


 


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT