Nội dung bài viết

[Ngữ pháp N2] - Mẫu câu phán đoán trong giao tiếp tiếng Nhật

Mời các bạn cùng SOFL học những mẫu câu phán đoán trong giao tiếp tiếng Nhật. Đây sẽ là phần kỹ năng quan trọng mà các bạn cần phải ghi nhớ.

 

Mẫu câu phán đoán trong giao tiếp tiếng Nhật

 

Mẫu 1: ~とみえる: Mẫu câu này mang ý nghĩa suy đoán một điều gì đó, dựa vào các chứng cụ thể như: Nhìn thấy thể trạng, tình hình của người khác; nhìn thấy biểu hiện mà người khác như thế nào đó và đưa ra suy đoán.

Cấu trúc ngữ pháp: Thể thông thường + とみえる

Ví dụ:

あまり食べないところを見ると、このえさは好きではないとみえる

Thấy bạn hầu như chẳng ăn gì, trông có vẻ không thích đồ ăn này rồi.

Mẫu 2: ~かねない: Mẫu câu này thể hiện ý nghĩa có khả năng kết quả không tốt sẽ xảy ra. Nếu suy từ trạng thái hiện tại thì có lẽ một kết quả xấu nào đó sẽ xảy ra. Mẫu câu này cũng chỉ rõ về nguyên nhân hơn:

Cấu trúc ngữ pháp: V (bỏ ます)+かねない

Ví dụ:

うわさはどんどん変な方向へ発展していきかねない

Có khả năng là tin đồn sẽ phát triển theo một chiều hướng xấu.

大事なことはみんなに相談しないと、後で文句を言われかねませんよ

Sự việc quan trọng này nếu không bàn cùng mọi người, sau đó rất có thể sẽ bị phàn nàn.

Mẫu 3: ~おそれがある: Cách diễn đạt này thể hiện phán đoán một chuyện xấu nào đó có thể sẽ xảy ra. Nó thường sử dụng với các sự việc không tốt, sử dụng trên thời sự, trình bày hoặc thuyết minh.

Cấu trúc ngữ pháp: Nの・Vる/Vない + おそれがある

Ví dụ:

今夜から明日にかけて東日本で大雨のおそれがあります

Từ đêm nay cho tới ngày mai, e rằng là phía đông Nhật Bản sẽ có cơn mưa lớn

Mẫu 4: ~に違いない・に相違ない

Mẫu câu này dựa vào những chứng cứ để phán đoán một cách chắc chắn. Thường trong giao tiếp tiếng Nhật sử dụng に相違ない cứng hơn so với từ に違いない

Cụm từ này thường đứng ở cuối câu, liền phía đằng trước đó là những điều được phán đoán. Một vài trường hợp có thể đi liền trước đó ở dạng: thể thông thường + から

Cấu trúc ngữ pháp: Thể thông thường (N・Naだ -である) + に違いない・に相違ない

Ví dụ:

日本に1年住んでいるのだから、彼も少しは生活に慣れたに違いない

Sống ở Nhật Bản 1 năm rồi, chắc hẳn anh ấy đã có phần nào quen với cuộc sống ở đây rồi

Mẫu 5: ~にきまっている

Mẫu câu này thường mang ý nghĩa phán đoán chủ quan một cách  chắc chắn.

Tuy nhiên cách dùng của hai từ này lại tương đối khác nhau. Với に違いない là dựa vào các chứng cứ đã có để phán đoán, còn にきまっている là cách giao tiếp tiếng Nhật mang tính chủ quan, trực cảm, dù là ai cũng sẽ giống nghĩ vậy.

 

Cấu trúc ngữ pháp: Thể thông thường (N・Naだ) + にきまっている

Ví dụ:

こんな派手な色のお菓子、体に悪いにきまっています

Loại bánh kẹo có màu sắc sặc sỡ như này, chắc chắn là không tốt cho sức khỏe

 

Mẫu số 6: ~ではないか: Tôi nghĩ là…./ không phải ...sao?

Đây là mẫu câu thể hiện ý kiến hoặc phán đán của người nói, hoặc một ai đó có ý bày tỏ sự nghi vấn, đưa ra một đề xuất hay một gợi ý nào đó.
Cấu trúc ngữ pháp:

  • Thể thường + ではないか
  • Tính từ -na (bỏ な)/ Danh từ + ではないか

Ví dụ:

勉強したいのに、経済的 な理由でそれが許されない子供がいるとは、あまりにも不公平ではないか。

=> Tôi thấy thật là bất công khi có những đứa trẻ muốn được đi học nhưng phải nghỉ vì lý do kinh tế.

何か聞こえると思ったら、いつの間にか、屋根(やね)の下にツバメの巣(す)があるじゃありませんか。

=> Khi tôi nghe thấy thứ tiếng gì đó, tôi phát hiện ra không biết từ khi nào đã có một con chim én làm tổ ở dưới mái của nhà mình.

Lưu ý: 〜 ではないか mang ý nghĩa nhấn mạnh sự khẳng định của người nói nhiều hơn là sử dụng 〜のではないか hay 〜のではないだろうか

 

Ôn tập mẫu câu phán đoán của tiếng Nhật sơ cấp

Mẫu câu phán đoán trong tiếng Nhật

 

Bắt đầu từ trình độ tiếng Nhật N4 N5, các bạn đã được làm quen với một số các mẫu câu phán đoán như:

  • ~と思います: Tôi nghĩ rằng: Mẫu này dùng để biểu thị sự suy đoán và phán xét về một điều gì đó, nó cũng có nghĩa là bày tỏ ý kiến của bản thân về một sự việc cụ thể.

Ví dụ

 今日は雨が降らないと思います。: Tôi nghĩ hôm nay trời không mưa

 先生は来いと思います。: Tôi nghĩ là giáo viên sẽ đến

  • ~ でしょう:

*Mang tính suy đoán nhưng chưa được xác nhận rõ

*「でしょう」thể hiện sự suy đoán mang tính chủ quan của người nói.

* Xác nhận lại thông tin mình vừa đưa ra với người đối diện, hoặc tự hỏi bản thân mình.

Cấu trúc ngữ pháp:

[Động từ thể thường (普通形)] +でしょう

[Tính từ -i] +でしょう

[Tính từ -na/ Danh từ] +でしょう (Tính từ -na bỏ な)

Ví dụ:
あしたははれるでしょう。Mai chắc là trời sẽ nắng.
かれはたぶんこないでしょう。Anh ấy chắc là sẽ không đến đâu
このもんだいは かんたんでしょう?Câu hỏi này đơn giản  nhỉ?
あのひとはきれいでしょう?Cô gái kia đẹp đấy chứ?

Câu phán đoán được sử dụng nhiều trong giao tiếp của người Nhật, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng đưa ra dự đoán nếu không chắc chắn vì nó có thể làm cho người khác hiểu lầm về một hướng.

Trên đây là các mẫu câu phán đoán trong giao tiếp tiếng Nhật. Trung tâm Nhật ngữ SOFL hy vọng bài viết đã cung cấp thêm những nội dung thiết thực, giúp các bạn ghi nhớ và sử dụng được nhiều mẫu câu hơn trong cuộc sống hàng ngày.

 


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT