Nội dung bài viết

Bộ thủ Kanji và cách viết

Chữ Kanji chiếm đến 85% trong tiếng Nhật, chính vì thế mà việc học Kanji, học các bộ thủ là vô cùng quan trọng. Vậy bộ thủ Kanji là gì? cách viết và vị trí của bộ thủ trong Kanji như thế nào? Cùng Trung tâm Nhật ngữ SOFL tìm hiểu qua bài chia sẻ sau đây.

 

>> Bảng chữ Kanji và cách viết 

>> Mẹo học Hán tự nhớ lâu

 

Bộ thủ Kanji và cách viết

 

1. Kanji và bộ thủ Kanji là gì?

Giống như chữ Nôm của người Việt ngày xưa, Kanji (Hán tự) là chữ tượng hình mượn từ chữ Hán của người Trung Hoa và được sử dụng trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật cùng với bảng chữ Hiragana và bảng Katakana. thuật ngữ tiếng Nhật Kanji dùng để chỉ những kí tự Trung Quốc theo nghĩa đen là “Chữ Hán” và nó được viết cùng kí tự với từ tiếng Trung. Tuy nhiên thì không phải chữ nào cũng viết hoàn toàn giống mà đa số chữ đã được tỉnh lược lại cho người học dễ viết và dễ hiểu, nhưng chúng vẫn giữ được hình tượng của Hán tự gốc.

Bộ thủ là một phần cơ bản của Hán tự (bao gồm cả tiếng Trung lẫn chữ Kanji của Nhật Bản), nó dùng để sắp xếp lại và cấu thành nên các Hán tự. Trong từ điển chữ Hán từ trước tới nay, các dạng chữ đều được gom thành từng nhóm theo bộ thủ thường được căn cứ theo nghĩa. Dựa theo bộ thủ, việc tra cứu các chữ Hán cũng rất dễ dàng.

Có khoảng 540 bộ thủ nguyên thủy trong tiếng Trung, nhưng đến ngày nay thì chúng đã được sàng lọc lại còn khoảng 240 bộ thủ. Trong hàng ngàn chữ Hán, tất cả đều phụ thuộc một trong 240 bộ thủ đó. Vì vậy, việc hiểu biết các bộ thủ sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc của chữ Kanji cũng như dễ nhớ được ngữ nghĩa của nó.

 

2. Cách viết bộ thủ Kanji

Để có thể viết được chính xác các bộ thủ Kanji các bạn cần nhớ kỹ các nguyên tắc sau:

 

8 nét cơ bản trong Hán tự

  • Nét chấm(丶): Một dấu chấm từ trên xuống.
  • Nét ngang(一): Nét thẳng ngang, kéo dài từ trái sang phải.
  • Nét sổ thẳng(丨): Nét thẳng đứng, kéo dài từ trên xuống dưới.
  • Nét hất: Nét cong, đi lên viết từ trái sang phải.
  • Nét phẩy (丿): Nét cong, viết kéo xuống từ phải qua trái.
  • Nét mác (乀): Nét thẳng, viết kéo xuống từ trái qua phải.
  • Nét gập có một nét gập ở giữa nét.
  • Nét móc(亅): Nét móc lên ở cuối những nét khác.

 

Quy tắc viết

Ngang trước rồi sổ sau: 十 → 一 十

Phẩy trước rồi mác sau: 八 → 丿 八

Trên trước rồi dưới sau: 二 → 一 二

Trái trước rồi phải sau: 你 → 亻 尔

Ngoài trước, trong sau: 月 → 丿 月

Vào trước rồi đóng sau: 国 → 丨 冂 国

Giữa trước rồi hai bên sau: 小 → 小

 

3. Vị trí của các bộ thủ trong Kanji

Trong Kanji, bộ thủ nằm ở vị trí khác nhau, tùy vào chữ khác nhau và sự sắp xếp bột thủ có sự phù hợp về ngữ nghĩa. Các bộ thủ tiếng Nhật thể được sắp xếp như sau:

Bên trái ( 「偏」へん): 略 âm Hán Việt là lược gồm có bộ thủ 田 (điền) và 各 (các).

Bên phải  (「旁」つくり): 期 âm Hán Việt là kỳ gồm có bộ thủ 月 (nguyệt) và 其 (kỳ).

Trên (「冠」かんむり): 苑 âm Hán Việt là uyển gồm có bộ thủ 艸 (thảo) và 夗 (uyển). 男 âm Hán Việt là nam gồm có bộ thủ 田 (điền) và 力 (lực).

Dưới (「脚」あし): 志 âm Hán Việt là chí gồm có bộ thủ 心 (tâm) và 士 (sĩ).

Trên và dưới: 亘 âm Hán Việt là tuyên gồm có bộ thủ 二 (nhị) và 日 (nhật).

Giữa: 昼 âm Hán Việt là trú gồm có bộ thủ 日 (nhật) cùng 尺 (xích) ở trên và 一 (nhất) ở dưới.

Góc trên bên trái (「垂」たれ): 房 âm Hán Việt là phòng gồm có bộ thủ 戸 (hộ) và 方(phương).

Góc trên bên phải (「繞」にょう): 式 âm Hán Việt là thức gồm có bộ thủ 弋 (dặc) và 工 (công).

Góc dưới bên trái: 起 âm Hán Việt là khởi gồm có bộ thủ 走 (tẩu) và 己 (kỷ).

Đóng khung (「構」かまえ): 国 âm Hán Việt là quốc gồm có bộ thủ 囗 (vi) và 玉 (ngọc).

 

  • Khung mở bên dưới: 間 âm Hán Việt là gian gồm có bộ thủ 門 (môn) và 日 (nhật).
  • Khung mở bên trên: 凷 âm Hán Việt là khối gồm có bộ thủ 凵 (khảm) và 土 (thổ).
  • Khung mở bên phải: 医 âm Hán Việt là y gồm có bộ thủ 匚 (phương) và 矢 (thỉ).
  • Trái và phải: 街 âm Hán Việt là nhai gồm có bộ thủ 行 (hành) và 圭 (khuê).

 

Với bài chia sẻ mà Trung tâm tiếng Nhật SOFL trên đây, hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bộ thủ Kanji là gì và cách viết các bộ thủ đúng nhất. Chúc các bạn học tốt và chinh phục Kanji thật dễ dàng nhé.

 

 


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT