Nội dung bài viết

Tháng 8 này, hãy đến Nhật Bản tham gia lễ hội Obon

Nội dung bài viết
Tháng 8 là tháng Lễ hội Obon nổi tiếng của Nhật Bản, diễn ra khoảng từ 13 đến 15 tháng 8 hàng năm. Du khách khi đến với Nhật Bản trong tháng 8 sẽ được hòa vào không khí lễ hội tại xứ xở phù tang.

 

le hoi nhat ban

Tham gia lễ hội Obon tháng 8 khi đến Nhật Bản

 

Những điều thú vị và bí ẩn của Núi Phú Sĩ

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam và Nhật Bản có gì khác nhau?

 

Lễ hội Obon bắt nguồn từ một phong tục theo Phật giáo – dịp để cầu nguyện cho những linh hồn của tổ tiên. Vào những ngày này, người Nhật dù đang ở nơi xa cũng đều có mặt đông đủ thăm hỏi ông bà, cha mẹ và viếng mộ người thân.

 

Nguồn gốc.

 

Obon hay còn được gọi là Bon (Ngày của người chết), là một phong tục truyền thống của người Nhật Bản theo Phật giáo. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ những về những người thân đã qua đời. Trải qua một thời gian dài, phong tục này đã phát triển và trở thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ để thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên mình. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng những linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu.

nguon goc lich su obon

Nguồn gốc ra đời của lễ hội Obon

 

Thời gian diễn ra lễ hội Obon.

 

Lễ hội này đã có tại Nhật Bản hơn 500 năm và gắn liền với 1 điệu múa truyền thống gọi là Bon-Odori.
Ở Việt Nam, chúng ta cũng có một ngày lễ hội tương tự là lễ Vu Lan (hay còn gọi là Lễ Xá tội Vong nhân). Đây là lễ hội của cả nước Nhật, mang đậm sắc màu huyền bí, linh thiêng.
Lễ hội Obon sẽ kéo dài trong 3 - 4 ngày, tuy nhiên ngày bắt đầu có sự khác biệt giữa các vùng miền:

Shichigatsu Bon (Bon tháng 7), được tổ chức vào ngày 15/7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo, Yokohama và Tohoku. 
Kyu Bon (Bon cũ) tổ chức ngày 15 tháng 7 âm lịch ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam.
Hatchigatsu Bon (Bon tháng 8) tổ chức vào ngày 15/8 dương lịch. Đây là ngày diễn ra phổ biến nhất và là ngày hội Obon lớn nhất, được tổ chức tại cố đô Kyoto.

Để đón linh hồn của tổ tiên, người ta đặt trước cửa nhà một con ngựa làm từ các loại rau, và đốt một đống lửa nhỏ gọi là mukaebi.

thoi gian to chuc le hoi obon

Thời gian tổ chức lễ hội Obon

 

Ngoài ra, có nơi người ta còn tổ chức bắn pháo hoa. Vào ngày 16, khi lễ hội Obon kết thúc, người ta thay mukaebi bằng okuribi để đưa tiễn linh hồn của các tổ tiên. Cũng có nơi người ta tiễn đưa bằng cách thả những chiếc đèn lồng xuống sân.

Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, người ta thường tổ chức nhiều hội chợ, nơi có nhiều trò chơi để công chúng tham gia vui chơi giải trí. Thường thấy nhất là cảnh mọi người quy tụ lại ở những nơi có tổ chức chương trình ca múa theo những vũ điệu dân gian Bon Odori. Người dân mặc trang phục yukata (kimono mùa hè) và nhảy múa xung quanh sân khấu ngoài trời. Bất cứ ai cũng có thể tham gia Bon Odori.

Điệu nhảy Bon-Odori hiện nay đã phát triển thành rất nhiều phong cách khác nhau và ngay cả nhạc nền cũng tùy theo từng vùng. Kiểu truyền thống điển hình là các vũ công nhảy múa vòng tròn quanh một giàn gỗ gọi là Yakura, cũng là sân khấu nơi ca sĩ và nhạc công trình diển. Có kiểu nhảy khác, vũ công lại nhảy múa trên hàng thẳng. Có nơi vũ công cầm quạt khi nhảy múa và cũng có vũ công múa với những chiếc khắn đầy màu sắc gọi là Tenugui. Mỗi kiểu múa đều xuất phát từ lịch sử và đặc trưng riêng của từng vùng.

Trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội Obon, các công ty, xí nghiệp đều được nghỉ. Các nhân viên tranh thủ về quê thăm gia đình hoặc đi du lịch đây đó.

 

Ngoài không khí lễ hội tưng bừng trong tháng 8, du khách đến với Nhật Bản sẽ cảm nhận được những vẻ đẹp rất riêng từ thiên nhiên với vô vàn những loài hoa xinh đẹp.


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT