Nội dung bài viết

So sánh văn hóa Nhật Bản và Việt Nam có gì khác?

Hãy cùng Nhật ngữ SOFL tìm hiểu nét văn hóa Nhật Bản so với Việt Nam có gì khác biệt? Hiểu được điều này thực sự quan trọng đặc biệt đối với những bạn đang có nhu cầu du học Nhật Bản.

 

Dù đều mang nét văn hóa Á Châu, nhưng nền văn hóa Việt Nam và văn hóa Nhật Bản lại có những điểm riêng độc đáo. Việt Nam và Nhật Bản là cư dân của khu vực Đông Nam Á, người Việt Nam có chủng tộc gốc là Mongoloid phương Nam với 2 đặc điểm là mũi tẹt và mắt to, trong khi đó người Nhật Bản có chủng tộc gốc là người Mongoloid phương Bắc mũi cao và mắt to.

 

Việc hiểu và lý giải được những nét khác biệt đó sẽ phần nào giúp các bạn có ý định du học Nhật bản tránh được cú sốc văn hóa cũng như dễ hòa nhập với môi trường sống mới.

>> Học tiếng Nhật du học

Văn hóa giao tiếp

 

Văn hóa giao tiếp Nhật Bản

 

Điểm khác biệt đầu tiên phải nói đến là văn hóa giao tiếp. Người Nhật thường xuyên sử dụng những câu như “cảm ơn” và “xin lỗi” khi nói chuyện với người khác. Điều này cũng gây nhiều bất ngờ cho những ai lần đầu đến Nhật Bản. Trong khi đó, người Việt chỉ nói cảm ơn khi bản thân mình nhận được một ân huệ hay sự giúp đỡ nào đó và chỉ xin lỗi khi họ cảm thấy đã khiến người khác thực sự cảm thấy phiền toái. Thậm chí, việc nói lời xin lỗi không phải xảy ra với mọi đối tượng và có những người còn cố tình trốn tránh lời xin lỗi. Theo họ, những lời nói đó mang lại cảm giác ngại ngùng, xa cách và có thể kéo dài khoảng cách giữa họ. Nói như vậy cũng không có nghĩa là người Việt không bao giờ nói “ cảm ơn”, “ xin lỗi”, mà chỉ xét về mức độ cũng như phạm vi đối tượng sử dụng mà thôi.

>> Mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật cơ bản

Cũng với lối tư duy tránh làm mất lòng người khác, người Nhật rất ít khi nói “không” với người không thân thiết. Thay vào đó, họ thường nói lấp lửng, vòng vo và mong muốn đối phương khi giao tiếp sẽ hiểu. Họ không bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình rõ ràng mà luôn giữ cảm xúc đó ở một giới hạn rất mơ hồ. Do đó, không phải dễ dàng để biết được liệu đối phương đang nghĩ gì, cảm nhận như thế nào. Đối với tư duy người Việt, nói thẳng vấn đề chính là cách chứng minh cho sự thành thật của mình đối với đối phương.

 

Văn hóa đúng giờ

 

Văn hóa đúng giờ của người Nhật

 

Đúng giờ là nhận định mà hầu hết người nước ngoài đưa ra khi tiếp xúc với người Nhật. Điều này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khi đối chiếu lịch trình giờ tàu chạy với điểm thời gian thực tế mà tàu đến ga, hoặc khi bạn có một cuộc hẹn nào đó với người Nhật bạn sẽ thấy họ luôn tới trước so với giờ hẹn ít nhất là 5 phút. Việc đúng giờ đã trở thành thói quen ăn sâu vào mỗi cá nhân và dần trở thành một quy tắc ngầm, một ý thức cơ bản của người Nhật. Họ luôn tránh làm phiền người khác do đó việc bạn tới trễ hẹn được coi là hành vi thiếu lịch sự, làm tổn hại tới người khác. Việc đúng giờ là điều nên làm trong mọi tình huống.

 

Trong khi đó, ý thức tuân thủ nguyên tắc về thời gian ở Việt Nam dường như chưa được đề cao đúng mức. Việc trễ hẹn 5 hay 7 phút là chuyện bình thường. Và cũng chẳng mấy ai phàn nàn gì về điều đó vì nó đã ăn sâu vào nếp sống của người Việt. Và sự cố gắng để thay đổi một hành vi mà cả xã hội chấp nhận dường như không mấy được bận tâm.

 

Văn hóa làm việc

 

Văn hóa làm việc của người Nhật

 

Người Nhật khi làm việc đều có kế hoạch cụ thể và luôn tuân thủ theo kế hoạch đó để tiến hành công việc, điều này giúp họ có thể quản lý thời gian một cách khoa học dễ dàng tuy nhiên nếu chẳng may kế hoạch bị thay đổi đột xuất những người Nhật sẽ rất dễ bị lúng túng và khó linh hoạt trong việc quyết định.

 

Trong khi đó người Việt Nam lại khá nhanh nhạy trong việc thích ứng với sự thay đổi. Tuy nhiên một điều hạn chế trong cách làm việc của người Việt đó là họ không có sự chuẩn bị chu đáo công việc từ trước, thường có xu hướng bắt đầu công việc khi đã sát deadline. Ví dụ cùng với một công việc trong thời hạn thực hiện 2 tuần thì người Nhật sẽ hoàn thành trong tuần đầu tiên còn tuần thứ 2 sẽ dành để chỉnh sửa và hoàn thiện công việc. Còn với người Việt Nam họ sẽ không làm ngay trong tuần đầu mà làm hết sức mình ở tuần cuối. Dù cho có vấn đề phát sinh bất ngờ, họ có thể sẵn sàng thức đêm thức hôm để làm việc.

 

Văn hóa trong lối suy nghĩ của xã hội Nhật

 

Văn hóa trong lối sống suy nghĩ của người Nhật

 

Tại Nhật Bản phụ nữ thường rất ít đi làm, đặc biệt là sau khi lấy chồng và dù có đi làm thì cũng rất khó để lên được chức vụ cao như nam giới. Mặc dù trong những năm gần đây những người phụ nữ đã đi làm nhiều hơn tuy nhiên con số này vẫn rất thấp, chỉ có tới 10% phụ nữ Nhật làm quản lý, thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác.

Ở Việt Nam phụ nữ thường rất độc lập và tự chủ về kinh tế vì họ có sự nghiệp riêng của mình. Tỷ lệ phụ nữ Việt đi làm sau khi lấy chồng rất cao và thậm chí những người làm quản lý hay tổng giám đốc đa phần là phụ nữ đã kết hôn.

 

Có thể nói mỗi đất nước, mỗi dân tộc có lối sống, lối suy nghĩ khác nhau vì vậy mà họ có nền văn hóa khác nhau. Không thể nói rằng văn hóa Nhật Bản hay Việt Nam tốt hơn bởi mỗi một nền văn hóa lại có sự thú vị và đặc sắc riêng. Mỗi một cá nhân chúng ta hãy luôn cố gắng sống thật tốt để góp phần gìn giữ và xây dựng nền văn hóa nước nhà ngày một tiến bộ hơn các bạn nhé!

 


Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 
 ƯU ĐÃI GIẢM 40% HỌC PHÍ + TẶNG BỘ SGT